• (028) 7101 6869
  • 0933.592.563
  • Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. Bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN 2023

1. Giới thiệu chung Chương trình Đào tạo 

Tên chương trình: Chương trình đào tạo ngành Quản trị Khách sạn

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

Ngành đào tạo: Quản trị Khách sạn                         

Mã ngành: 8810201

Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung

Thời gian đào tạo: 1.5 năm (18 tháng) 

Tên văn bằng tốt nghiệp: Thạc sĩ Quản trị Khách sạn (Master of Hospitality Management)

2. Mục tiêu chung 

Chương trình Thạc sĩ Quản trị Khách sạn theo đính hướng ứng dụng có mục tiêu giúp học viên nắm vững kiến thức lý luận, thực tiễn và các kỹ năng cần thiết để có khả năng đảm nhận hiệu quả công việc tại nhiều vị trí quản lý cấp cao như: cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp kinh doanh Khách sạn, Nhà hàng, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước; giảng viên tại các hệ thống trường đại học, cao đẳng, trung cấp trong nước và quốc tế; bổ sung một số kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành, phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu để có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Quản trị Khách sạn và các ngành gần khác trong 3 đến 5 năm sau khi tốt nghiệp.

3. Điều kiện dự tuyển 

Người dự tuyển vào chương trình Thạc sĩ Quản trị Khách sạn của trường Đại học Văn Lang cần thỏa các điều kiện tối thiểu sau:

Về văn bằng

Người dự tuyển vào chương trình Thạc sĩ Quản trị Khách sạn của Trường Đại học Văn Lang cần thỏa các điều kiện tối thiểu sau:

Có bằng tốt nghiệp đại học đúng ngành: Quản trị Khách sạn, Quản trị Nhà hàng và Dịch vụ ăn uống, Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành tại các trường đại học trong hoặc ngoài nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.

Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành gần: Quản trị kinh doanh, Quản trị sự kiện, Thương mại, Việt Nam học, Khoa học quản lý. Người dự tuyển phải học và thi đạt yêu cầu các môn bổ sung kiến thức của ngành Quản trị Khách sạn trước thời điểm Trường phát giấy báo thi.

Chương trình bổ sung kiến thức gồm 03 học phần:

1. Marketing Du lịch;

2. Quản trị Tiền sảnh;

3. Quản trị Buồng

Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành khác với ngành Quản trị Khách sạn. Người dự tuyển phải học và thi đạt yêu cầu các môn bổ sung kiến thức của ngành Quản trị Khách sạn trước thời điểm Trường phát giấy báo thi.

Chương trình bổ sung kiến thức gồm 05 học phần:

1. Marketing Du lịch;

2. Quản trị Tiền sảnh;

3. Quản trị Buồng;

4. Quản trị Nhà hàng;

5. Quản trị Dịch vụ bổ sung. 

Về thâm niên công tác

Người có bằng tốt nghiệp đại học đúng ngành hoặc phù hợp với ngành đăng ký dự thi, được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học. 

Những trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học các ngành gần với ngành đăng ký dự thi, phải có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc chuyên môn thuộc ngành đăng ký dự thi, kể từ khi tốt nghiệp đại học. 

Những trường hợp ngành khác còn lại phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm trở lên làm việc trong lĩnh vực chuyên môn thuộc ngành đăng ký dự thi tính; kể từ khi tốt nghiệp đại học (tính từ ngày Hiệu trưởng ký công nhận tốt nghiệp đến ngày đăng ký dự thi).

Có đủ sức khỏe để học tập: theo Quy định số 10/TT-LT ngày 18/08/2003 và công văn hướng dẫn số 2445/TS ngày 20/08/1990 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Có lý lịch rõ ràng.

Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Trường Đại học Văn Lang.

Về ngoại ngữ

Thí sinh có năng lực ngoại ngữ đúng với yêu cầu môn thi ngoại ngữ của cơ sở đào tạo thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ:

1. Có bằng tốt nghiệp đại học, Thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

2. Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng;

3. Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài;

Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (Chi tiết phụ lục I). Trường sẽ tổ chức thi ngoại ngữ cho các ứng viên chưa có chứng chỉ ngoại ngữ theo yêu cầu dự tuyển. 

4. Nội dung và tổ chức thực hiện CTĐT

4.1. Cấu trúc và kế hoạch thực hiện CTĐT

TT

Phân bổ HK

học phần

Tên học phần (tiếng Việt)

Số tín chỉ

Số giờ

BB/TC

Điều kiện TQ

Học phần

SH

Học phần

HT

Tổng

LT

TH

ĐA

TT

1

1

81PHIL6014

Triết học (Philosophy)

4

 

60

 

 

 

BB

Không

 

 

2

1

81MODE7104

Quản trị Khách sạn hiện đại (Modern hospitality management)

4

 

45

15

 

 

BB

Không

 

 

3

1

81INTE7044

Quản trị nguồn nhân lực quốc tế (International human resource management)

4

 

60

 

 

 

BB

Không

 

 

4

2

81SUST7034

Phát triển Du lịch bền vững (Sustainable tourism development)

4

 

60

 

 

 

BB

Không

 

 

5

2

81DIGI7113

Hệ sinh thái kỹ thuật số trong ngành Du lịch
(Digital Ecosystem in the Tourism Industry)

3

 

45

 

 

 

BB

Không

 

 

6

2

81RESE7024

Phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu trong kinh doanh Du lịch
(Research methodology and data analysis for tourism business)

4

 

45

15

 

 

BB

Không

 

 

7

2

81ECON7053

Kinh tế Du lịch (Economics in tourism)

3

 

45

 

 

 

BB

Không

 

 

 

 

Chọn 01/02 học phần kiến thức cơ sở ngành

 

8

3

81BOOT7073

Sự kiện kết nối và tương tác đa chiều (Bootcamp in business)

3

 

30

15

 

 

TC

Không

 

 

9

3

81CORP7063

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate social responsibility)

3

 

45 

 

 

 

TC

Không

 

 

 

 

Chọn 02/03 học phần kiến thức chuyên ngành

10

3

81RESO7123

Quản trị khu nghỉ dưỡng (Resort management)

3

 

45

 

 

 

TC

Không

 

 

11

3

81LEAD7133

Lãnh đạo hiệu quả trong môi trường đa văn hóa (Leading high-performing teams in a multicultural environment)

3

 

45

 

 

 

TC

Không

 

 

12

3

81HOSP7143

Quản trị thương hiệu Khách sạn trong kỷ nguyên kỹ thuật số (Hospitality branding management in the digital age)

3

 

45

 

 

 

TC

Không

 

 

13

4

81DRIV7084

Nâng cao hiệu suất dịch vụ Khách sạn (Driving high performance in hospitality services)

4

 

60

 

 

 

BB

Không

 

 

 

 

Chọn 01/02 học phần kiến thức chuyên ngành

14

4

81MARK7163

Khai thác hiệu quả thị trường thông minh trong ngành Khách sạn (Market intelligence: Leveraging online reviews in the hospitality)

3

 

 

30

15

 

 

 

TC

Không

 

 

15

4

81HOSP7153

Quản trị doanh thu Khách sạn (Hospitality revenue management)

3

 

45

 

 

 

TC

Không

 

 

16

5

    

Quyết định tài chính cho quản lý Khách sạn (Financial decision makingfor hospitality managers)

4

 

60

 

 

 

BB

Không

 

 

17

5

81INTE7176

Thực tập (Internship)

6

 

 

315

 

 

BB

Không

 

 

18

6

81PROJ7189

Đề án tốt nghiệp (Project)

9

 

 

405

 

 

BB

Không

 

 

4.2. Mô tả vắn tắt nội dung các học phần

TT

Tên môn học/học phần

TC

Nội dung

1

Triết học

(Philosophy)

4

Khái lược lịch sử triết học phương Đông, triết học phương Tây và phép biện chứng Duy vật của triết học Mác-Lê Nin và vấn đề xây dựng thế giới quan của con người Việt Nam hiện nay.

2

Phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu trong kinh doanh Du lịch

(Research methodology and data analysis for tourism business)

4

Học phần Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu Khách sạn bao gồm 12 chương với những nội dung cơ bản giúp trang bị cho học viên kiến thức tổng quan về phân tích định lượng, khái niệm về xác suất, phân tích hồi qui, dự báo trong kinh doanh Nhà hàng, Khách sạn. Bên cạnh đó, môn học còn bao gồm các nội dung liên quan đến việc xây dựng và kiểm định các mô hình toán giúp hỗ trợ cho các hoạt động quản trị tại các Nhà hàng, Khách sạn. Qua môn học, học viên có thể hình thành được tư duy quản lý dựa trên số liệu cụ thể, ra quyết định dựa trên những dữ liệu có tính thuyết phục cao. 

3

Phát triển Du lịch bền vững

(Sustainable tourism development)

4

Học phần này học viên được tiếp cận lý thuyết về tính bền vững trong các hoạt động ngành thực phẩm & đồ uống, spa & chăm sóc sức khỏe, tiệc & sự kiện.

Các khái niệm về tính bền vững sẽ được tranh luận và các chiến lược bền vững từ nhiều doanh nghiệp Khách sạn sẽ được phân tích để học viên khám phá những tác động môi trường và xã hội của một bộ phận hoạt động trong kinh doanh Khách sạn, dựa trên 5 nguyên tắc chính được tìm thấy trong ngành Khách sạn ngày nay; khí CO2, nước và năng lượng, chất thải, thực phẩm và đồ uống, phát triển cộng đồng và nhân viên. 

4

Quản trị nguồn nhân lực quốc tế

(International human resource management)

4

Trong học phần này, học viên được cung cấp những cách tiếp cận quản trị nguồn nhân lực quốc tế để gia tăng hiệu quả quản trị và thiết lập chiến lược cho doanh nghiệp nói chung và Khách sạn nói riêng. Học phần xây dựng những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho một nhà quản lý trong bối cảnh toàn cầu.

5

Kinh tế Du lịch

(Economics in tourism)

3

Môn học cung cấp cho học viên các khái niệm cơ bản về kinh tế Du lịch, các bộ phận cấu thành của ngành Du lịch, các vấn đề cơ bản của thị trường Du lịch, những biến số kinh tế Du lịch cơ bản như đầu tư ngành Du lịch, việc và tiêu dùng trong Du lịch…Môn học cũng trang bị cho học viêncác kiến thức đánh giá tác động qua lại giữa ngành Du lịch và nền kinh tế, các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế trong kinh doanh Du lịch cũng như các vấn đề trong hội nhập và môi trường.

5

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate social responsibility)

3

Học phần phát triển cho học viên sự hiểu biết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và tính bền vững. Học viên sẽ có cơ hội làm quen với các bài đọc và trường hợp thực tiễn trong CSR để nhận ra các vấn đề chính được nêu ra bởi các bên liên quan như hoạt động cổ đông; đầu tư có trách nhiệm xã hội; phân biệt đối xử của nhân viên; điều kiện làm việc; các vấn đề đạo đức trong tiếp thị; quản lý; bảo vệ người tiêu dùng; quà tặng, hối lộ; trách nhiệm giải trình; hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự, và tham nhũng.

Bên cạnh đó, học phần này sẽ góp phần xây dựng sự hiểu biết về các vấn đề xã hội đương đại trong kinh doanh bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của cách tiếp cận hợp tác với các bên liên quan bên trong và ngoài doanh nghiệp.

6

Sự kiện kết nối và tương tác đa chiều

(Bootcamp in Business)

3

Sự kiện kết nối và tương tác đa chiều với chủ đề sức sáng tạo trong ngành công nghiệp xa xỉ/các xu hướng đương đại trong ngành Du lịch (Luxury Innovation /Contemporary trends in hospitality) được tổ chức dưới hình thức workshop - sự kiện.

 7

Nâng cao hiệu suất dịch vụ Khách sạn

(Driving high performance in hospitality services)

4

Trong học phần này, học viên sẽ phân tích, đánh giá và đúc rút cho mình các công cụ hiệu quả nhất mà các doanh nghiệp đang triển khai hiệu quả như quá trình thiết lập mục tiêu có cấu trúc, quản lý hiệu suất liên tục với nỗ lực tạo ra cơ chế hợp tác thực sự trong môi trường doanh nghiệp để đạt được sự phát triển vượt trội.

 8

Quyết định tài chính cho quản lý Khách sạn

(Financial decision making for hospitality managers)

4

Môn học trang bị cho học viên bản chất của quản lý tài chính và mối quan hệ của nó với kế toán trong việc quản lý tài chính và các kỹ thuật phân tích tài chính khi cần đưa ra các quyết định trong kinh doanh Khách sạn. Học viên được cung cấp một số trong nhiều cách mà các nhà quản lý dịch vụ Khách sạn khác nhau có thể áp dụng các thủ tục và kỹ thuật quản lý tài chính để cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của họ và cách phân tích một báo cáo kế toán quan trọng: báo cáo lãi và lỗ, là kênh thông tin để đưa ra các quyết định.

 9

Quản trị Khách sạn hiện đại

(Modern hospitality management)

4

Học phần giúp củng cố kiến thức của học viên về các hoạt động kinh doanh Khách sạn; phân tích được các xu hướng phát triển hiện tại và tương lai; đánh giá các tác động từ các bên liên quan đến kinh doanh lưu trú qua đó phát triển chiến lược kinh doanh cho Khách sạn. 

 10

Hệ sinh thái kỹ thuật số trong ngành Du lịch

(Digital Ecosystem in the Tourism Industry)

3

Học phần này học viên có nhiều cơ hội để đặt mình vào các quyết định của các nhân vật chính đang hàng ngày đưa doanh nghiệp của họ vào sâu trong hệ sinh thái kỹ thật số. Học viên sẽ được chứng kiến các nỗ lực chuyển đổi số hoá như: quá trình khớp nối một cách có hệ thống về cách truyền thông mạng xã hội và kỹ thuật số tác động đến hành trình trải nghiệm của khách hàng. Các công ty này còn thể hiện những thao tác cần thiết để tích hợp nội dung trực tuyến vào chiến lược tiếp thị nội dung và thiết kế tổ chức thông qua cấu trúc lại nhóm làm việc hiệu quả và cơ chế khuyến khích. Qua đó sẽ khám phá cách thức tiếp cận cuộc cách mạng kỹ thuật số phù hợp trong những đòi hỏi trong việc phải phá vỡ các cấu trúc sâu bền vững truyền thống giữa các chức năng như tiếp thị, hoạch định chiến lược, tài chính và nguồn nhân lực để định hình lại mô thức trong việc tối đa hoá việc tạo ra các giá trị.

 11

Quản trị khu nghỉ dưỡng

(Resort management)

3

Học phần giúp củng cố kiến thức của học viên về các hoạt động kinh doanh khu nghỉ dưỡng; phân tích được các xu hướng phát triển hiện tại và tương lai; đánh giá các tác động từ các bên liên quan đến kinh doanh khu nghỉ dưỡng qua đó phát triển chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.

 12

Lãnh đạo hiệu quả trong môi trường đa văn hóa

(Leading high-performing teams in a multicultural environment)

3

Với mức độ toàn cầu hóa ngày càng tăng, một trong những vấn đề chính mà ngành dịch vụ phải đối mặt là làm thế nào để quản lý sự đa dạng về văn hóa. Quản lý một lực lượng lao động đa văn hóa, trong một đơn vị kinh doanh hoặc trong một tập đoàn toàn cầu là nhiệm vụ của các nhà quản lý. Môn học Quản trị đa văn hóa cung cấp cho học viên các lý thuyết về sự khác biệt văn hóa, giúp họ biết phân tích những ảnh hưởng của văn hóa đối với các doanh nghiệp và khuyến khích họ phản ánh sự khác biệt văn hóa ảnh hưởng đến sự tương tác của chính họ và hiệu suất trong môi trường học tập và làm việc như thế nào. Học viên cũng được cung cấp các công cụ để phê bình các lý thuyết có liên quan; hiểu và phân tích các chiến lược phù hợp để quản lý sự đa dạng về văn hóa.

 13

Quản trị thương hiệu Khách sạn  trong kỷ nguyên kỹ thuật số

(Hospitality branding management in the digital age)

3

Sự kết nối giữa máy, trí thông minh nhân tạo và con người trong nền kinh tế số đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Cấu trúc tiếp thị mới và các chiến thuật/kỹ thuật tiếp thị cũng vì vậy đang dịch chuyển theo hướng tiếp thị kỹ thuật số nhiều hơn khi thương hiệu cần can thiệp sâu hơn để đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng đồng thời để tăng cường khả năng cạnh tranh cho chính thương hiệu. Trong học phần này, học viên có cơ hội ứng dụng hiệu quả chiến lược tiếp thị đa kênh trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó, các kỹ thuật/chiến thuật tiếp thị hiện đại để thu hút khách hàng trong kỷ nguyên kỹ thuật số cũng được giới thiệu như: ứng dụng di động để nâng cao trải nghiệm khách hàng; hệ thống quản trị khách hàng trên nền tảng mạng xã hội để thu hút khách hàng vào các câu chuyện và cung cấp giải pháp; và giao diện trò chơi điện tử để thúc đẩy các hành vi khách hàng phù hợp.

 

 14

Quản trị doanh thu Khách sạn (Hospitality revenue management)

3

Môn học cung cấp cho học viên những kiến thức nền tảng về hoạt động quản lý doanh thu của Khách sạn. Học viên sẽ được trang bị kiến thức liên quan đến vai trò của nhà quản trị doanh thu, các chính sách giá, đặc điểm tồn kho của dịch vụ Khách sạn, sự khác biệt về giá trong các kênh phân phối. Bên cạnh đó, môn học còn trang bị cho học viên kiến thứ về quản trị doanh thu trong các Nhà hàng do Khách sạn quản lý, trong các hoạt động ẩm thực của Khách sạn.

 15

Khai thác hiệu quả thị trường thông minh trong ngành Khách sạn

(Market intelligence: Leveraging online reviews in the hospitality)

3

Ngành Khách sạn - Nhà hang - Du lịch hay còn gọi là ngành hiếu khách là một ngành kinh doanh luôn lấy khách hàng làm trung tâm. Các phân khúc thị trường khác nhau sẽ có nhu cầu, mong muốn, sở thích và sự mong đợi khác nhau về đặc tính sản phẩm, dịch vụ và quy trình phân phối. Trong môn học này, học viên sẽ học cách làm thế nào để điều tra thị trường mục tiêu, thông qua thiết kế bảng câu hỏi khảo sát người tiêu dùng cho các nghiên cứu sơ cấp và nghiên cứu thứ cấp. Một loạt các mô hình kinh doanh sau đó cho phép học viên khám phá ý nghĩa sâu sắc hơn về sự hài lòng của khách hàng và các công cụ đánh giá các yếu tố quan trọng trong quản lý chất lượng. Sau cùng, học viên sẽ có thể đề xuất các biện pháp đo lường dẫn đến bổ sung giá trị và kiến tạo giá trị, đo lường giá trị khách hàng nhận được và mức giá bỏ ra cho việc thể hiện lợi thế cạnh tranh và dẫn đến gia tăng thị phần kinh doanh.

 

 16

Thực tập (Internship)

6

Giúp học viên thực hành kỹ năng quản trị thực tế tại doanh nghiệp du lịch; và vận dụng kiến thức chuyên môn ngành học trong quá trình thực tập. Rèn luyện và nâng cao kỹ năng tư duy, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề một cách độc lập và phát huy sở trường của mình trong quá trình làm việc, thực tập tại doanh nghiệp du lịch.

 

 17

Đề án tốt nghiệp (Project)

9

Giúp học viên hệ thống lại kiến thức, kỹ năng đã được học tại trường, cùng với kinh nghiệm thực tế tại doanh nghiệp; và vận dụng kiến thức chuyên môn ngành học trong luận văn tốt nghiệp một cách có khoa học và sáng tạo. Giúp học viên hình thành ý tưởng về vấn đề nghiên cứu, biết cách tổng hợp và vận dụng lý thuyết để giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tế Kỹ năng. Rèn luyện và nâng cao kỹ năng tư duy, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề một cách độc lập và phát huy sở trường của mình trong công trình nghiên cứu khoa học


VIỆN SAU ĐẠI HỌC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
Tuyển sinh
Hotline
Email
028.7101 6869
0936.651 650
v.sdh@vlu.edu.vn   hotrohocvien.sdh@vlu.edu.vn
Cơ sở chính
Phòng A.02.01, Toà nhà A, Lầu 2, 69/68 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh