• (028)7101.68.69
  • 0988.48.68.69
  • Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. Bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Tin tức - Sự kiện

2024

Tên chương trình: Chương trình đào tạo ngành Quan hệ Công chúng (Public Relations)

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ 

Ngành đào tạo: Quan hệ Công chúng                                              

Mã số: 8320108

Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung

Tên văn bằng tốt nghiệp: Thạc sĩ Quan hệ Công chúng

1. Mục tiêu chung chương trình định hướng nghiên cứu và ứng dụng

Chương trình đạo tạo thạc sĩ QHCC theo định hướng nghiên cứu giúp người học nắm vững kiến thức lý luận, chuyên sâu của ngành, chuyên ngành và phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để có thể độc lập nghiên cứu, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học, bước đầu có thể hình thành ý tưởng khoa học, phát hiện, khám phá và thử nghiệm kiến thức mới; có khả năng thực hiện công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn và hoạch định chính sách hoặc các vị trí khác thuộc lĩnh vực ngành, chuyên ngành đào tạo; có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

Chương trình đạo tạo thạc sĩ QHCC theo định hướng ứng dụng giúp người học nâng cao kiến thức thực tiễn và các kỹ năng cần thiết để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực QHCC và Truyền thông; có khả năng lãnh đạo, quản lý, sáng tạo và vận dụng hiệu quả kiến thức trong lĩnh vực quan hệ công chúng để đảm nhận các vị trí quản lý tại các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, các, các công ty truyền thông nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cho tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam; có thể học bổ sung một số kiến thức cơ sở ngành và phương pháp nghiên cứu theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ để tiếp tục tham gia học cao hơn. 

2. Phương thức và đối tượng tuyển sinh

2.1. Đối tượng dự tuyển

1. Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu.

2. Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

3. Các yêu cầu đặc biệt khác do đặc thù của chuyên ngành đào tạo được nêu cụ thể trong chương trình đào tạo của ngành và thông báo tuyển sinh.

2.2. Đối tượng được miễn yêu cầu về Ngoại ngữ

1. Có một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển (tham khảo bảng bên dưới).

2. Thí sinh đạt yêu cầu trong kỳ thi đánh giá năng lực Tiếng Anh đầu ra bậc đại học (tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam của Bộ Giáo dục và Đào tạo) do Trường Đại học Văn Lang tổ chức.

3. Thí sinh đạt yêu cầu trong kỳ thi đánh giá năng lực Tiếng Anh đầu vào bậc thạc sĩ tương đương Bậc 3 (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Trường Đại học Văn Lang tổ chức.

4. Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định.

5. Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài.

6. Thí sinh dự tuyển là công dân người nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo thạc sĩ bằng Tiếng Việt phải đạt trình độ Tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực Tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng Tiếng Việt.

2.3. Hình thức tuyển sinh và điều kiện trúng tuyển 

Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển. Hình thức xét tuyển áp dụng cho cả chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng.

- Danh mục ngành phù hợp sẽ được công bố trong thông báo tuyển sinh. Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành phù hợp với ngành dự tuyển có thể cần học bổ sung kiến thức. Các môn học bổ sung kiến thức được xác định dựa trên bảng điểm trình độ đại học của thí sinh. Người dự tuyển đủ điều kiện xét tuyển khi thỏa các điều kiện đối với đối tượng dự tuyển trong phần 4.1.

- Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh, HĐTS sẽ quyết định danh sách người dự tuyển trúng tuyển cho từng ngành, cho từng chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng hay nghiên cứu theo thứ tự ưu tiên nguyện vọng của thí sinh và điểm trung bình tích lũy.

- Trường hợp không đồng ý với kết quả xét tuyển, người dự tuyển có thể nộp đơn yêu cầu xem xét lại kết quả chậm nhất là 01 tuần sau khi nhận được kết quả. Ban Thư ký HĐTS tiếp nhận đơn, rà soát quy trình vào báo cáo với chủ tịch HĐTS. Tùy từng trường hợp mà Chủ tịch HĐTS quyết định có tổ chức họp xem xét đơn phúc khảo hay không. Ban Thư ký HĐTS thông báo kết luận của HĐTS đến thí sinh chậm nhất là 02 tuần kể từ khi nhận được đơn.

3. Học bổ sung kiến thức:

1. Người dự tuyển chương trình thạc sĩ (có thể) phải học bổ sung kiến thức ngành của chương trình đại học trước khi xét tuyển theo quy định của từng ngành. Người dự tuyển phải đóng lệ phí các học phần bổ sung theo mức học phí quy định của Trường. Nội dung chương trình bổ sung kiến thức cho từng đối tượng được quy định trong chương trình đào tạo của từng ngành.

2. Quy định học bổ sung kiến thức ngành Quan hệ Công chúng

Danh mục ngành phù hợp

Học phần bổ sung kiến thức

(3 tín chỉ/học phần)

Quan hệ công chúng (7320108); Truyền thông đa phương tiện (7320104).

Không cần học Bổ sung kiến thức.

Báo chí (7320101); Công nghệ truyền thông (7320106); Truyền thông đại chúng (7320105); Truyền thông quốc tế (7320107). Thông tin - Thư viện (7320201); Quản lý thông tin (7320205); Lưu trữ học (7320303); Bảo tàng học (7320305); Xuất bản (7320401); Kinh doanh xuất bản phẩm (7320402).

- Nhập môn Quan hệ công chúng;

- Lập kế hoạch Quan hệ công chúng;

- Kỹ năng viết cho Quan hệ công chúng.

Những ngành thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và Nhân văn.

- Nhập môn Quan hệ công chúng;

- Lập kế hoạch Quan hệ công chúng;

- Kỹ năng viết cho Quan hệ công chúng;

- Tâm lý học truyền thông.

Những ngành không thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và Nhân văn.

- Nhập môn Quan hệ công chúng;

- Lập kế hoạch Quan hệ công chúng;

- Kỹ năng viết cho Quan hệ công chúng;

- Tâm lý học truyền thông;

- Marketing căn bản.

Hội đồng tuyển sinh xác định học phần bổ sung kiến thức dựa trên bảng điểm của thí sinh. Thí sinh sẽ được miễn học các học phần bổ sung kiến thức nêu trên, nếu đã học ở chương trình đào tạo đại học.

4. Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp

4.1. Quy trình đào tạo

Đào tạo trình độ thạc sĩ định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng được thực hiện theo hình thức giáo dục chính quy.

Ngôn ngữ chính thức dùng trong đào tạo trình độ thạc sĩ là tiếng Việt.

Thời gian đào tạo: 18 - 24 tháng.

Chương trình được giảng dạy tập trung vào lý thuyết, thực hành, làm bài luận và luận văn tốt nghiệp.

Chương trình được thiết kế với ít nhất 30% thời lượng học elearning.

4.2. Điều kiện tốt nghiệp

Theo Quyết định 1369 ngày 31/8/2023 của Trường Đại học Văn Lang và thông tư 23/2021/TT-BGDDT của Bộ GD&ĐT.

5. Khái quát chương trình

5.1. Định hướng nghiên cứu

Số học phần toàn khóa học là 24 học phần/chuyên đề với khối lượng kiến thức thức toàn khóa tổng cộng là 61 tín chỉ, bao gồm:

         Thành phần chương trình đào tạo        

Số tín chỉ

Tỷ lệ

Phần 1: Kiến thức chung

Bắt buộc

07

11,47%

Phần 2: Kiến thức cơ sở

Bắt buộc

12

19,67%

Tự chọn

6

9,83%

Phần 3: Kiến thức chuyên ngành

Bắt buộc

12

19,67%

Tự chọn

9

14,75%

Phần 4: Luận văn

Bắt buộc

15

24,59%

Tổng số tín chỉ

 

61

100%

Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo

STT

Subject

Khối lượng (tín chỉ)

Tổng số

LT

TH, TL

Phần I:  Kiến thức chung

7

 

 

1

81PHIL6014

Triết học

Philosophy

4

4

 

2

81RESM7023

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Research Methodology

3

2

1

Phần II: Kiến thức cơ sở ngành

 

 

 

Bắt buộc

12

 

 

3

81THEO7033

Lý thuyết Quan hệ công chúng đương đại

Contemporary Public Relations Theory

3

3

 

4

81MEAU7043

Công chúng truyền thông

Media Audiences and Users

3

3

 

5

81MEDL7053

Đạo đức, luật pháp và Quy định truyền thông

Media Law And Regulation

3

3

 

6

81PRCA7063

Chiến lược Quan hệ Công chúng

Public Relations Campaign Planning and Execution

3

2

1

Tự chọn (Chọn 2 trong 4 học phần từ 7 đến 10)

6

 

 

7

81COMM7073

Truyền thông và lãnh đạo

Communications and Leadership

3

3

 

8

81MLIT7083

Thẩm định tin tức

Media Literacy

3

3

 

9

81MTEC7093

Kỹ thuật truyền thông

Media Technologies

3

2

1

10

81GLOB7103

Truyền thông toàn cầu

Global Communication Theories and Application

3

3

 

Phần III: Kiến thức chuyên ngành

12

 

 

Bắt buộc

 

 

 

11

81DIGI7113

Truyền thông số

Digital Media and Public Relations

3

3

 

12

81RESP7123

Nghiên cứu Quan hệ Công chúng

Research on Public Relations

3

2

1

13

81CRIS7133

Quản trị danh tiếng và khủng hoảng

Crisis and Reputation Management

3

3

 

14

81MEDE7143

Quản trị kinh tế truyền thông

Media Economics

3

3

 

Tự chọn (Chọn 3 trong 9 học phần từ 15 đến 23)

9

 

 

15

81MDRE7153

Quan hệ giới truyền thông

Media Relations

3

3

 

16

81EMPL7163

Quan hệ nội bộ và Nhà đầu tư

Employee and Investor Relations

3

3

 

17

81PRNO7173

Quan hệ công chúng trong tổ chức Phi chính phủ

Public Relations and Advocacy for Nonprofit Organizations

3

3

 

18

81PRWR7183

Phát triển nội dung Quan hệ Công chúng

Public Relations Writing and Content Creation

3

2

1

19

81ACDE7193

Thuyết trình chuyên nghiệp

Academic and professional presentation skills

3

2

1

20

81PEBM7203

Quản trị thương hiệu cá nhân

Personal Branding Management

3

3

 

21

81HEAL7213

Truyền thông sức khoẻ

Health Communication and Advocacy

3

3

 

22

81JOUR7223

Báo chí

Understanding Journalism

3

3

 

23

81CREM7233

Truyền thông đa phương tiện

Creative Media Design & Expression

3

2

1

Phần IV: Luận văn tốt nghiệp

 

 

 

24

81THES72415

Luận văn tốt nghiệp

15

 

15

 

Tổng cộng

85

63

22

 (*) Ghi chú: LT = lý thuyết, TH = thực hành, TL = thảo luận

Kế hoạch đào tạoChương trình đào tạo 24 tháng, chia thành 04 học kỳ, thời gian học từ học kỳ 1 đến học kỳ 3 trong 18 tháng, học kỳ 4 trong 6 tháng. Mỗi học kỳ tương ứng với 20 tuần, học 04 tuần thi và thi lại.

5.2. Định hướng ứng dụng

Số học phần toàn khóa học là 23 học phần/chuyên đề với khối lượng kiến thức thức toàn khóa tổng cộng là 60 tín chỉ, bao gồm:

         Thành phần chương trình đào tạo        

Số tín chỉ

Tỷ lệ

Phần 1: Kiến thức chung

Bắt buộc

07

11,7%

Phần 2: Kiến thức cơ sở

Bắt buộc

10

16,7%

Tự chọn

6

10%

Phần 3: Kiến thức chuyên ngành

Bắt buộc

19

31,7%

Tự chọn

9

15%

Phần 4: Đề án tốt nghiệp

Bắt buộc

9

15%

Tổng số tín chỉ

 

60

100%

Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo

STT

Subject

Khối lượng (tín chỉ)

Tổng số

LT

TH, TL

Phần I:  Kiến thức chung (7TC)

 

 

 

1

81PHIL6014

Triết học

Philosophy

4

4

 

2

81RESM7023

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Research Methodology

3

2

1

Phần II: Kiến thức cơ sở ngành (16TC)

 

 

 

Bắt buộc (10TC)

 

 

 

3

81MTEC7093

Kỹ thuật truyền thông

Media Technologies

3

2

1

4

81MEDL7053

Đạo đức, luật pháp và Quy định truyền thông

Media Law And Regulation

3

3

 

5

81PRCA7254

Chiến lược Quan hệ Công chúng

Public Relations Campaign Planning and Execution

4

2

2

Tự chọn (Chọn 2 trong 4 học phần từ 6 đến 9 – 6TC)

 

 

 

6

81COMM7073

Truyền thông và lãnh đạo

Communications and Leadership

3

3

 

7

81MLIT7083

Thẩm định tin tức

Media Literacy

3

3

 

8

81GLOB7103

Truyền thông toàn cầu

Global Communication Theories and Application

3

3

 

9

81HEAL7213

Truyền thông sức khoẻ

Health Communication and Advocacy

3

3

 

Phần III: Kiến thức chuyên ngành (28 TC)

 

 

 

Bắt buộc (19 TC)

 

 

 

10

81DIGI7264

Truyền thông số

Digital Media and Public Relations

4

2

2

11

81MEAU7043

Công chúng truyền thông

Media Audiences and Users

3

3

 

12

81PRWR7183

Phát triển nội dung Quan hệ Công chúng

Public Relations Writing and Content Creation

3

2

1

13

81CRIS7133

Quản trị danh tiếng và khủng hoảng

Crisis and Reputation Management

3

3

 

14

81INTE7276

Thực tập tại doanh nghiệp trong nước hoặc nước ngoài

Intership

 

 

6

Tự chọn (Chọn 3 trong 8 học phần từ 15 đến 22)

 

 

 

15

81MDRE7153

Quan hệ giới truyền thông

Media Relations

3

3

 

16

81EMPL7163

Quan hệ nội bộ và Nhà đầu tư

Employee and Investor Relations

3

3

 

17

81PRNO7173

Quan hệ công chúng trong tổ chức Phi chính phủ

Public Relations and Advocacy for Nonprofit Organizations

3

3

 

18

81ACDE7193

Thuyết trình chuyên nghiệp

Academic and professional presentation skills

3

2

1

19

81PEBM7203

Quản trị thương hiệu cá nhân

Personal Branding Management

3

3

 

20

81CREM7233

Truyền thông đa phương tiện

Creative Media Design & Expression

3

2

1

21

81MEDE7143

Quản trị kinh tế truyền thông

Media Economics

3

3

TC

22

81JOUR7223

Báo chí

Understanding Journalism

3

3

 

Phần IV: Đề án tốt nghiệp

 

 

 

23

81GRPR7289

Đề án tốt nghiệp

 

 

9

 

Tổng cộng

72

57

24

(*) Ghi chú: LT = lý thuyết, TH = thực hành, TL = thảo luận

{/tab}


Nhà trường thông báo về việc gia hạn thời gian nhận hồ sơ, xét tuyển sinh, công bố kết quả trúng tuyển và thời gian nhập học trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đợt 3 năm 2024 như sau

1. Tuyển sinh thạc sĩ

- Thời hạn nhận hồ sơ: 05/8/2024;

- Thời hạn nhận hồ sơ đối với thí sinh có nhu cầu ôn thi tiếng Anh đầu vào: 20/7/2024;

- Thời hạn nhận hồ sơ đối với thí sinh có nhu cầu thi tiếng Anh đầu vào: 28/7/2024;

- Thời gian ôn thi Tiếng Anh đầu vào: 27-28/7/2024;

- Thời gian thi Tiếng Anh đầu vào: 04/08/2024;

- Thời gian xét tuyển: 15/08/2024;

- Thời gian công bố trúng tuyển: 24/8/2024;

- Thời gian nhập học: 9/2024.

2. Tuyển sinh tiến sĩ

- Thời gian nhận hồ sơ: 05/8/2024;

- Thời gian xét tuyển: 17-24/8/2024;

- Thời gian nhập học: 9/2024.

3. Hình thức đăng ký

Bước 1: Nộp hồ sơ trực tuyến qua webiste: https://tuyensinh.vlu.edu.vn/xet-tuyen/thac-si

Bước 2: Nộp trực tiếp tại Viện Sau đại học hoặc gửi qua Bưu điện tới địa chỉ:

Phòng 2.01, Toà nhà A, Cơ sở chính Trường Đại học Văn Lang, 69/68 Đường Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: (028) 7101 68 69.


Nhằm định hướng học tập nghiên cứu và phổ biến chương trình kế hoạch đào tạo bậc Cao học và Nghiên cứu sinh đến Học viên.  

Viện Sau đại học tổ chức khai giảng và sinh hoạt đầu khóa - định hướng học tập và phổ biến chương trình, kế hoạch đào tạo bậc Cao học và Nghiên cứu sinh năm 2022 – 2023 

Thời gian: 18h30 – 20h00  

Ngày: 26/09/2022 (Tối thứ hai)  

Địa điểm: Hội trường N2T1 – Cơ sở chính Trường Đại học Văn Lang  

Địa chỉ: Số 69/68 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh 


VIỆN SAU ĐẠI HỌC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
Tuyển sinh
Hotline
Email
028.7101 6869
0936.651 650
v.sdh@vlu.edu.vn   hotrohocvien.sdh@vlu.edu.vn
Cơ sở chính
Phòng A.02.01, Toà nhà A, Lầu 2, 69/68 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh