• (028)7101.68.69
  • 0988.48.68.69
  • Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. Bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Kỹ thuật Môi trường

2021

Quyết định ban hành số 1101: link xem chi tiết

2022

1. Giới thiệu chung Chương trình Đào tạo 

Tên chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành Công nghệ Sinh học 

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ 

Ngành đào tạo: Công nghệ Sinh học 

Mã ngành: 8420201

Tên văn bằng tốt nghiệp: Thạc sĩ Công nghệ Sinh học (Master of Biotechnology)

Bản mô tả Chương trình đạo tạo: link xem chi tiết

Đề cương chi tiết Chương trình đào tạo: link xem chi tiết  

2. Mục tiêu Chương trình đào tạo: 

Đào tạo nguồn nhân lực theo định hướng ứng dụng và thông qua trải nghiệm để người học có kiến thức, kỹ năng và năng lực chuyên môn sâu, rộng trong lĩnh vực công nghệ sinh học ứng dụng vào việc phát triển kinh tế - xã hội.   

 

3. Đối tượng tuyển sinh: 

Thí sinh dự tuyển ngành Công nghệ sinh học, trình độ thạc sĩ là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đáp ứng được điều kiện sau:

1. Thí sinh có văn bằng tốt nghiệp đại học ngành phù hợp bao gồm: Công nghệ sinh học (7420201), Sinh học (7420101), Kỹ thuật sinh học (7420202), Sinh học ứng dụng (7420203), Công nghệ sinh học y dược (7420205), Công nghệ thẩm mỹ (7420206) và Sư phạm sinh học (7140213).

2. Thí sinh có văn bằng tốt nghiệp đại học ngành khác thuộc các nhóm ngành (*): Chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống; Nông nghiệp; Lâm nghiệp; Thuỷ sản; Y học; Dược học; Dinh dưỡng; Kỹ thuật y học; Y tế công cộng (Theo thông tư Số 24/2017/TT-BGDĐT ngày 10/10/2017 về Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học).

Thí sinh thuộc các nhóm ngành (*) thì phải nộp bản sao bảng điểm tốt nghiệp Đại học cho Viện Sau đại học để được xét duyệt theo từng trường hợp cụ thể và phải đăng ký học các học phần bổ túc kiến thức (6 TC) trong các học phần sau đây:


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 2021

Quyết định ban hành số 124A: link xem chi tiết

Bảng: Học phần bổ sung kiến thức trình độ đại học

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Sinh học phân tử

3

2

Công nghệ gene

3

3

Tin sinh học

3

4

Công nghệ sinh học động vật

3

5

Công nghệ sinh học thực vật

3

6

Công nghệ sinh học dinh dưỡng

3

7

Công nghệ vi sinh

3

 

4. Kế hoạch đào tạo (dự kiến) 

Mã học phần

Tên học phần

Số TC

LT

TH

BB/TC

Học Kỳ I

15

14

1

 

Đối tượng 1, 2 và 3

 

81PHIL6013

Triết học

3

3

 

BB

81REME6023

Phương pháp nghiên cứu khoa học

3

3

 

BB

81CETE7033

Công nghệ tế bào

3

3

 

BB

81GEEN7043

Kỹ thuật di truyền

3

2

1

BB

81TRBI7053

Công nghệ sinh học hiện đại

3

3

 

BB

Học Kỳ II + III

15

 

 

 

Đối tượng 1

 

81INTE7296

Thực tập cơ sở

6

 

6

BB

81GRPR7309

Đề án tốt nghiệp

9

 

9

BB

Đối tượng 2 và 3 (Chọn 15 tín chỉ)

 

81BITO7063

Độc chất sinh học

3

3

 

TC

81BIOI7073

Tin sinh học

3

3

 

TC

81PROT7083

Hệ protein

3

3

 

TC

81GENO7093

Hệ gene

3

3

 

TC

81MICR7103

Vi sinh vật

3

3

 

TC

81RPTE7113

Công nghệ protein tái tổ hợp

3

3

 

TC

81CCBI7123

Sinh học ung thư

3

3

 

TC

81QUMA7133

Quản trị chất lượng

3

3

 

TC

81BPCO7143

Thương mại hóa sản phẩm công nghệ sinh học

3

3

 

TC

Học Kỳ III + IV

 

 

 

 

Đối tượng 2

 

81INTE7296

Thực tập cơ sở

6

 

6

BB

81GRPR7309

Đề án tốt nghiệp

9

 

9

BB

Đối tượng 3 (Chọn 15 tín chỉ)

 

Định hướng Nông nghiệp – thực phẩm

 

 

 

 

81POBI7153

Công nghệ sinh học sau thu hoạch

3

2

1

TC

81PGRE7163

Chất điều hòa sinh trưởng thực vật

3

3

 

TC

81FOBI7173

Công nghệ sinh học thực phẩm

3

3

 

TC

81TPNI7183

Công nghệ sản xuất nguyên liệu dinh dưỡng

3

2

1

TC

81BFVP7193

Công nghệ chế biến rau củ quả

3

2

1

TC

81PTMH7203

Công nghệ canh tác trong nhà màng

3

2

1

TC

81PLPE7213

Quản lý dịch hại cây trồng

3

2

1

TC

Định hướng Y dược

 

 

 

 

81MODI7223

Chẩn đoán phân tử

3

2

1

TC

81APIM7233

Miễn dịch học ứng dụng

3

3

 

TC

81STTE7243

Công nghệ tế bào gốc

3

3

 

TC

81BIOM7253

Công nghệ vật liệu y sinh

3

3

 

TC

81NABI7263

Công nghệ sinh học nano

3

2

1

TC

81PHBI7273

Công nghệ sinh học dược

3

2

1

TC

81VABI7283

Công nghệ sinh học vaccine

3

2

1

TC

Học Kỳ V+ VI

 

 

 

 

Đối tượng 3

 

81INTE7296

Thực tập cơ sở

6

 

6

BB

81GRPR7309

Đề án tốt nghiệp

9

 

9

BB

Ghi chú: TC = tín chỉ, LT = lý thuyết, TH = thực hành, BB = bắt buộc, TC = tự chọn

2023

1. Giới thiệu chung Chương trình Đào tạo 

Tên chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành Công nghệ Sinh học 

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ 

Ngành đào tạo: Công nghệ Sinh học 

Mã ngành: 8420201

Tên văn bằng tốt nghiệp: Thạc sĩ Công nghệ Sinh học (Master of Biotechnology)

2. Mục tiêu chung 

Đào tạo nguồn nhân lực theo định hướng nghiên cứu để người học có kiến thức chuyên môn sâu, rộng; có khả năng nghiên cứu khoa học, tư duy sáng tạo; có năng lực dẫn dắt, đánh giá, giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực công nghệ sinh học để tham gia phát triển kinh tế và xã hội.

3. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp

Hoàn thành chương trình đào tạo, học viên có thể:

  • Có khả năng học tập nâng cao năng lực chuyên môn, học tiếp các chương trình tiến sĩ trong và ngoài nước;
  • Quản lý chuyên môn ở các doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ hoặc tư vấn về Công nghệ sinh học;
  • Chuyên viên phân tích chuyên sâu trong lĩnh vực Công nghệ sinh học;
  • Nghiên cứu và giảng dạy tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục và đào tạo.

4. Phương thức và đối tượng tuyển sinh

Theo Quy chế tuyển sinh chung của Trường và của Bộ GD&ĐT.

4.1. Đối tượng dự tuyển

Thí sinh dự tuyển ngành Công nghệ sinh học, trình độ thạc sĩ là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đáp ứng được điều kiện sau:

  • Thí sinh có văn bằng tốt nghiệp đại học ngành phù hợp bao gồm: Công nghệ sinh học (7420201), Sinh học (7420101), Kỹ thuật sinh học (7420202), Sinh học ứng dụng (7420203), Công nghệ sinh học y dược (7420205), Công nghệ thẩm mỹ (7420206) và Sư phạm sinh học (7140213).
  • Thí sinh có văn bằng tốt nghiệp đại học thuộc các ngành khác (*): Công nghệ thực phẩm (7540101), Kỹ thuật thực phẩm (7540102), Công nghệ sau thu hoạch (7540104), Công nghệ chế biến thuỷ sản (7540105), Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm (7540106); Nông nghiệp (7620101), Khuyến nông (7620102), Khoa học đất (7620103), Chăn nuôi (7620105), Nông học (7620109), Khoa học cây trồng (7620110), Bảo vệ thực vật (7620112), Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan (7620113), Kinh doanh nông nghiệp (7620114), Kinh tế nông nghiệp (7620115), Phát triển nông thôn (7620116), Nông nghiệp công nghệ cao (7620118); Lâm học (7620201), Lâm nghiệp đô thị (7620202), Lâm sinh (7620205), Quản lý tài nguyên rừng (7620211); Nuôi trồng thuỷ sản (7620301), Bệnh học thủy sản (7620302), Khoa học thủy sản (7620303), Khai thác thuỷ sản (7620304), Quản lý thủy sản (7620305); Y khoa (7720101), Y học dự phòng (7720110), Y học cổ truyền (7720115); Dược học (7720201), Hoá dược (7720203); Dinh dưỡng (7720401); Kỹ thuật xét nghiệm y học (7720601), Kỹ thuật hình ảnh y học (7720602), Kỹ thuật phục hồi chức năng (7720603); Y tế công cộng (7720701) (Theo thông tư Số 24/2017/TT-BGDĐT ngày 10/10/2017 về Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học).

Thí sinh thuộc các ngành khác (*) thì phải nộp bản sao công chứng bảng điểm tốt nghiệp Đại học cho Viện sau Đại học để Ban chủ nhiệm Khoa và Viện sau Đại học cùng xét duyệt theo từng trường hợp cụ thể và phải đăng ký học các học phần bổ túc kiến thức từ 6 tín chỉ trong các học phần sau đây:

Bảng: Học phần bổ sung kiến thức trình độ đại học

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Sinh học phân tử

3

2

Công nghệ gene

3

3

Tin sinh học

3

4

Công nghệ sinh học động vật

3

5

Công nghệ sinh học thực vật

3

6

Công nghệ sinh học dinh dưỡng

3

7

Công nghệ vi sinh

3

 

4.2. Hình thức tuyển sinh và điều kiện xét tuyển

Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển, 2 - 3 đợt trong năm.

Điều kiện tham gia xét tuyển:

- Thí sinh đã tốt nghiệp đại học ngành phù hợp với ngành đăng ký dự thi (Mục 4.1); hoặc đã tốt nghiệp đại học thuộc các ngành khác thuộc nhóm ngành (*) (Mục 4.1) và đã học bổ sung kiến thức đạt yêu cầu trước khi dự tuyển;

- Có điểm trung bình tích lũy của bậc đại học từ loại khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập;

- Phải có năng lực ngoại ngữ từ bậc 3 trở lên theo khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt nam.

4.3. Quy định về năng lực ngoại ngữ

Thí sinh đáp ứng yêu cầu về năng lực ngoại ngữ khi có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:

-  Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài;

-  Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do chính cơ sở đào tạo cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

-  Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.

4.4. Điều kiện trúng tuyển

Thí sinh đáp ứng được các yêu cầu xét tuyển như nêu trên:

- Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh, căn cứ vào danh sách thí sinh đạt yêu cầu xét tuyển, căn cứ trên điểm trung bình tích lũy của bảng điểm bậc đại học của thí sinh, Hội đồng tuyển sinh (HĐTS) sẽ quyết định danh sách thí sinh trúng tuyển cho chương trình đào tạo theo thứ tự ưu tiên từ thí sinh có điểm trung bình tích lũy cao nhất;

- Trường hợp thí sinh không đồng ý với kết quả xét tuyển, thí sinh có thể nộp đơn yêu cầu xem xét lại kết quả chậm nhất là 01 tuần sau khi nhận được kết quả. Tùy từng trường hợp mà Chủ tịch HĐTS quyết định có tổ chức họp xem xét đơn phúc khảo hay không. Thí sinh nhận thông báo kết luận của HĐTS chậm nhất 02 tuần kể từ khi nộp đơn.

Công dân nước ngoài có nguyện vọng học thạc sĩ tại Việt Nam được Thủ trưởng cơ sở đào tạo căn cứ vào ngành đào tạo, kết quả học tập ở trình độ đại học, trình độ ngôn ngữ theo yêu cầu của chương trình đào tạo và trình độ tiếng Việt để xét tuyển; trường hợp có điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với chính phủ nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về việc tiếp nhận công dân nước ngoài đến Việt Nam học tập ở trình độ thạc sĩ thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận hợp tác đó.

5. Chương trình dạy học 

5.1. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 60 tín chỉ

5.2. Kiến thức chung: 6 TC, chiếm tỷ lệ 10%, 2 học phần bắt buộc

5.3. Kiến thức cơ sở: 9 TC, chiếm tỷ lệ 15%, 3 học phần bắt buộc

5.4. Kiến thức chuyên ngành: 30 TC, chiếm tỷ lệ 50%, 2 học phần bắt buộc, chọn 6 học phần/ tổng 23 học phần tự chọn

5.5. Phần kiến thức điều kiện tốt nghiệp: Luận văn (15 TC,  chiếm tỷ lệ 25%)

Bảng tóm tắt khối lượng kiến thức

           Thành phần chương trình đào tạo          

Số tín chỉ

Tỷ lệ

Phần 1: Kiến thức chung

Bắt buộc

6

10%

Phần 2: Kiến thức cơ sở

Bắt buộc

9

15%

Tự chọn

 

 

Phần 3: Kiến thức chuyên ngành

Bắt buộc

12

20%

Tự chọn

18

30%

Phần 4: Kiến thức tốt nghiệp         

Bắt buộc

15

25%

Tổng số tín chỉ

 

60

 

6. Cấu trúc chương trình dạy học

6.1. Cấu trúc theo khối kiến thức

STT

Subject

Khối lượng (tín chỉ)

Điều kiện tiên quyết

Học phần song hành

Học phần học trước

Tổng số

LT

TH, TT

CĐ, LV

Phần I:  Kiến thức chung

6

6

 

 

 

 

 

1

81PHIL6013

Triết học

Philosophy

3

3

 

 

 

 

 

2

81REME6023

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Research Methodology

3

3

 

 

 

 

 

Phần II: Kiến thức cơ sở ngành

 

 

 

 

 

 

 

Bắt buộc

9

8

1

 

 

 

 

3

81CETE7033

Công nghệ tế bào

Cell Technology

3

3

 

 

 

 

 

4

81GEEN7043

Kỹ thuật di truyền

Genetic engineering

3

2

1

 

 

 

 

5

81TRBI7053

CNSH hiện đại

Trends in Biotechnology

3

3

 

 

 

 

 

Phần III: Kiến thức chuyên ngành

 

 

 

 

 

 

 

Bắt buộc – 12 tín chỉ

12

 

 

12

 

 

 

6

81RETO7316

Chuyên đề nghiên cứu 1

Research topic 1

6

 

 

6

 

 

 

7

81 RETO7326

Chuyên đề nghiên cứu 2

Research topic 2

6

 

 

6

 

 

 

Tự chọn 18 tín chỉ (Chọn 6 trong 23 học phần từ học phần 8 đến 30)

 

 

 

 

 

 

 

Tự chọn chung (Chọn 9 tín chỉ)

9

9

 

 

 

 

 

8

81BITO7063

Độc chất sinh học

Biological Toxicology

3

3

 

 

 

 

 

9

81BIOI7073

Tin sinh học

Bioinformatic

3

3

 

 

 

 

 

10

81PROT7083

Hệ protein

Proteomics

3

3

 

 

 

 

 

11

81GENO7093

Hệ gene

Genomics

3

3

 

 

 

 

 

12

81MICR7103

Vi sinh vật

Microbiology

3

3

 

 

 

 

 

13

81RPTE7113

Công nghệ protein tái tổ hợp

Recombinant protein technology

3

3

 

 

 

 

 

14

81CCBI7123

Sinh học ung thư

Cancer cell biology

3

3

 

 

 

 

 

15

81QUMA7133

Quản trị chất lượng

Quality managment

3

3

 

 

 

 

 

16

81BPCO7143

Thương mại hóa sản phẩm công nghệ sinh học

Bio-Product Commercialization

3

3

 

 

 

 

 

Tự chọn theo định hướng (Chọn 9 tín chỉ)

9

 

 

 

 

 

 

Định hướng Nông nghiệp – thực phẩm

 

 

 

 

 

 

 

17

81POBI7153

Công nghệ sinh học sau thu hoạch

Post-harvesting biotechnology

3

2

1

 

 

 

 

18

81PGRE7163

Chất điều hòa sinh trưởng thực vật

Plant growth regulators

3

3

 

 

 

 

 

19

81FOBI7173

Công nghệ sinh học thực phẩm

Food biotechnology

3

3

 

 

 

 

 

20

81TPNI7183

Công nghệ sản xuất nguyên liệu dinh dưỡng

Technology for the production of nutritional ingredients

3

2

1

 

 

 

 

21

81BFVP7193

Công nghệ chế biến rau củ quả

Biotechnology for fruit and vegetable processing

3

2

1

 

 

 

 

22

81PTMH7203

Công nghệ canh tác trong nhà màng

Production technology in the membrane house

3

2

1

 

 

 

 

23

81PLPE7213

Quản lý dịch hại cây trồng

Plant Pests

3

2

1

 

 

 

 

Định hướng Y dược

 

 

 

 

 

 

 

24

81MODI7223

Chẩn đoán phân tử

Molecular Diagnostics

3

2

1

 

 

 

 

25

81APIM7233

Miễn dịch học ứng dụng

Applied Immunology

3

3

 

 

 

 

 

26

81STTE7243

Công nghệ tế bào gốc

Stem-cell Technology

3

3

 

 

 

 

 

27

81BIOM7253

Công nghệ vật liệu y sinh

Biomaterials Technology

3

3

 

 

 

 

 

28

81NABI7263

Công nghệ sinh học nano

Nano Biotechnology

3

2

1

 

 

 

 

29

81PHBI7273

Công nghệ sinh học dược

Pharmaceutical Biotechnology

3

2

1

 

 

 

 

30

81VABI7283

Công nghệ sinh học vaccine

Vaccine Biotechnology

3

2

1

 

 

 

 

Phần IV: Kiến thức tốt nghiệp

15

 

 

15

 

 

 

31

81THES73315

Luận văn

Thesis

15

 

 

15

 

 

 

 

Tổng cộng

60 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: LT = lý thuyết, TH = thực hành, TT: Thực tập, CĐ: Chuyên đề, LV: Luận văn

  • Nội dung tóm tắt các học phần

TT

Tên môn học/học phần

TC

Nội dung

1

Triết học

3

Chương trình môn Triết học có 4 chương, trong đó, Chương 1 gồm các nội dung về đặc trưng của triết học phương Tây, triết học phương Đông (trong đó có tư tưởng triết học Việt Nam, ở mức giản lược nhất). Chương 2 gồm các nội dung nâng cao về triết học Mác-Lênin trong giai đoạn hiện nay và vai trò thế giới quan, phương pháp luận của nó. Chương 3 đi sâu hơn vào quan hệ tương hỗ giữa triết học với các khoa học, làm rõ vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối với sự phát triển khoa học và đối với việc nhận thức, giảng dạy và nghiên cứu các đối tượng thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ.  Chương 4 phân tích những vấn đề về vai trò của các khoa học đối với đời sống xã hội.

2

Phương pháp nghiên cứu khoa học

3

Học phần sẽ giảng dạy kiến thức nền tảng trong nghiên cứu khoa học gồm lựa chọn một dự án và lập kế hoạch nghiên cứu; thu thập, đánh giá và phân tích dữ liệu; và cuối cùng là báo cáo kết quả dưới dạng báo cáo hoặc bài báo khoa học. Người học sau khi hoàn thành học phần có thể ứng dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong một số bối cảnh thực tiễn.

3

Công nghệ tế bào

3

Nội dung chính của học phần bao gồm: Các kiến thức về nuôi cấy tế bào vi sinh, tế bào thực vật và tế bào động vật; Về sự phân chia và các quá trình sinh học của tế bào; Các điều kiện kỹ thuật nuôi cấy tế bào bao gồm trang thiết bị, môi trường nuôi cấy, thành phần và phương pháp chuẩn bị môi trường nuôi cấy. Công nghệ nuôi cấy tế bào vi sinh; Công nghệ nuôi cấy tế bào động vật; Công nghệ nuôi cấy tế bào thực vật; Ứng dụng công nghệ nuôi cấy tế bào trong việc sản xuất các sản phẩn phục vụ trong lĩnh vực thực phẩm, y dược và nông nghiệp.

4

Kỹ thuật di truyền

3

Nội dung chính của học phần gồm: liệu pháp mRNA; kỹ thuật vận chuyển gene, kỹ thuật biên tập gene lên liệu pháp virus, cách mạng CRISPR, ứng dụng của CRISPR tương lai.

5

Công nghệ sinh học hiện đại

3

Truyền tải kiến thức tổng quát và chuyên sâu về các lĩnh vực ứng dụng của Công nghệ sinh học trong thực phẩm, nông nghiệp và y dược theo 4 chương. Các nội dung chính gồm: (1) Lịch sử hình thành và phát triển của CNSH. Ở phần này sẽ thể hiện các thuật ngữ, khái niệm và mốc thời gian ra đời của các kỹ thuật sử dụng các hệ thống sinh học hoặc dẫn xuất của chúng để tạo ra, cải tiến hoặc biến đổi thực vật, động vật và vi sinh vật cho mục đích sử dụng cụ thể. (2) Các ứng dụng của CNSH hiện đại trong chế biến thực phẩm (Bao gồm xu hướng và các chính sách phát triển ứng dụng CNSH thực phẩm trên thế giới và Việt Nam; các công nghệ bảo quản và chế biến thực phẩm phổ biến). (3) Các ứng dụng của CNSH hiện đại trong nông nghiệp: Ở phần này giới thiệu các kỹ thuật nuôi cấy mô để nhân giống đại trà các vật liệu trồng trọt sạch bệnh, kỹ thuật đánh dấu phân tử để xác định đặc tính của chất mầm nhằm hỗ trợ nhân giống cây trồng; kỹ thuật cải tiến di truyền cây trồng và sản xuất vắc xin cho động vật; công nghệ sản xuất phân bón, thuốc BVTV và thức ăn vật nuôi. (4) Ứng dụng của CNSH trong y dược: Giới thiệu tổng quan về CN gen, CN vaccine, CN nano  và các kỹ thuật chẩn đoán bệnh ứng dụng trong y dược.

6

Chuyên đề nghiên cứu 1

6

Chuyên đề nghiên cứu 1 bao gồm tên chuyên đề, đề cương chi tiết, nội dung chuyên đề trình bày theo mẫu quy định, được đơn vị chuyên môn thông qua; Chuyên đề nghiên cứu 1 được thực hiện bằng cách tự học, tự nghiên cứu của học viên dưới sự giúp đỡ của cán bộ hướng dẫn chuyên đề.

7

Chuyên đề nghiên cứu 2

6

Chuyên đề nghiên cứu 2 bao gồm tên chuyên đề, đề cương chi tiết, nội dung chuyên đề trình bày theo mẫu quy định, được đơn vị chuyên môn thông qua; Chuyên đề nghiên cứu 2 được thực hiện bằng cách tự học, tự nghiên cứu của học viên dưới sự giúp đỡ của cán bộ hướng dẫn chuyên đề.

8

Độc chất sinh học

3

Học phần này sẽ cung cấp cho học viên cơ sở lý thuyết và thao tác nghiên cứu về độc chất sinh học và hoá học từ các nguồn ô nhiễm khác nhau; bản chất sinh hoá, sự vận chuyển của các chất độc đó trong cơ thể sinh vật cũng như toàn hệ sinh thái. Các đáp ứng bảo vệ và các cơ chế phân tử của chất độc. Các tác động của độc chất ở mức độ tế bào, mức cơ quan, toàn cơ thể đối với động vật; các tác động lên thực vật và một số bệnh ở người do ảnh hưởng của chất độc và ô nhiễm môi trường. Mối quan tâm quốc gia và quốc tế về vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đánh giá và quản lý rủi ro đối với chất độc hại gây ô nhiễm.

9

Tin sinh học

3

Giới thiệu các công nghệ giải trình tự gen. Thu thập thông tin sinh học trên các cơ sở dữ liệu, tìm kiếm các trình tự tương đồng trên Genbank, xác định các vùng chức năng trên trình tự DNA, tìm khung đọc mở trên trình tự DNA, tìm kiếm miền bảo tồn, công cụ chú thích bộ gen, xây dựng cây phát sinh loài, cách gọi biến thể di truyền. Phân tích protein và proteomics, phân tích biểu hiện gen và con đường chuyển hóa. Phân tích sự liên kết toàn hệ gen với tính trạng.

10

Hệ protein

3

Học phần sẽ giảng dạy về các phương pháp luận protein hiện đại và thảo luận những thách thức trong các ứng dụng tương lai của sinh học hệ thống trong một số môn y sinh / khoa học sinh học. Trong vài thập kỷ gần đây, những tiến bộ trong genomics, proteomics, chuyển hóa, glycomics, nọc độc, v.v., đã tạo ra các bộ dữ liệu quy mô lớn cần được phân tích với một mục tiêu chính duy nhất là hiểu tổng thể các hệ thống sinh học. Sự hiểu biết như vậy sẽ cho phép chúng ta dự đoán và mô tả các đặc tính động lực học của các hệ thống sinh học. Người học sau khi hoàn thành học phần có thể ứng dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong một số bối cảnh thực tiễn.

11

Hệ gene

3

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản, kiến thức ứng dụng cập nhật và vấn đề đạo đức xoay quanh hệ gene người. Học viên hoàn tất khoá học có thể phân tích cách sử dụng kiến thức trong thực tế nghiên cứu và ứng dụng liên quan. Thông qua quá trình học tập sinh viên có được năng lực tự học, tìm kiếm tổng hợp tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình, có khả năng tự giải quyết vấn đề và tăng cường năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công việc.

12

Vi sinh vật

3

Nội dung chính của học phần bao gồm: Các kiến thức về tế bào vi sinh vật; các đặc điểm sinh lý – sinh hóa vi sinh vật; di truyền của vi sinh vật; sinh thái học vi sinh vật; Vi sinh vật gây bệnh và vấn đề bảo vệ sức khỏe con người; Công nghệ sinh học phân tử vi sinh vật.

13

Công nghệ protein tái tổ hợp

3

Nội dung chính của học phần gồm: Công nghệ sản xuất một số protein (Mục đích yêu cầu trong quá trình sản xuất Protein; Sản xuất protein bằng con đường vi sinh vật; Sản xuất protein từ nguồn thực vật; Sản xuất protein từ nguồn động vật; Sản xuất protein từ nguồn phế thải); Giới thiệu về Hệ thống Biểu hiện, Quy trình Nhân bản, Hệ thống Biểu hiện Protein tái tổ hợp; Đảm bảo dịch vụ CRO nhanh chóng, hiệu quả cho sản xuất protein tái tổ hợp và kháng thể; Các định dạng kháng thể tái tổ hợp, sự biểu hiện và ứng dụng; Biểu hiện protein tái tổ hợp bằng cách sử dụng hệ thống baculovirus tế bào côn trùng. Nguyên nhân và lý do công nghệ protein tái tổ hợp được sử dụng đề sản xuất enzyme công nghiệp; Báo cáo dự báo và nghiên cứu thị trường kỹ thuật protein toàn cầu 2022-2027; Biểu hiện năng suất cao của các mảnh biến đổi chuỗi đơn periplasmic bằng môi trường nuôi cấy Escherichia coli rắn; Tổng hợp protein không có tế bào: tiến bộ về quy trình sản xuất dược phẩm sinh học và chế phẩm sinh học miễn dịch

14

Sinh học ung thư

3

Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản và nâng cao về sinh học ung thư như nguyên nhân sinh ung thư, các loại ung thư phổ biến, đặc điểm sinh học phân tử quan trọng trong biểu hiện gene, đặc điểm hình thái của tế bào ung thư. Các thông tin về phương pháp nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị ung thư sẽ được cung cấp cho người học. Học phần này giúp người học biết cách khai thác và cập nhật các thông tin/lợi ích mới trong các nghiên cứu sinh học ung thư, đặc biệt là các phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư.

15

Quản trị chất lượng

3

Học phần này sẽ cung cấp cho học viên cơ sở lý thuyết, khái niệm về chất lượng sản phẩm;  các hoạt động quản lý chất lượng thực phẩm; các phương pháp quản lý chất lượng thực phẩm; hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP; xây dựng hệ thống HACCP cho nhà máy thực phẩm; hệ thống quản lý chất lượng iso 9000; hệ thống quản lý chất lượng liên quan đến thực phẩm;  hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn ISO 22000; hệ thống quản lý môi trường ISO 14000; hệ thống chất lượng của phòng thí nghiệm ISO 17025.

16

Thương mại hóa sản phẩm công nghệ sinh học

3

Học phần sẽ giảng dạy về bối cảnh kinh doanh toàn cầu về CNSH và giúp người học có khái niệm đúng đắn về Khởi nghiệp/thương mại sản phẩm trong CNSH; các kiến thức hiểu biết về các loại nguồn vốn: con người, công nghệ, tài chính; hiểu biết về doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ; hiểu biết phát triển thị trường và phát triển doanh nghiệp. Rèn luyện khả năng tự đọc tài liệu liên quan đến thương mại và khả năng làm việc nhóm tốt và nêu được quan điểm cá nhân.

17

Công nghệ sinh học sau thu hoạch

3

Học phần cung cấp cho người học kiến thức tổng quan về tình hình nghiên cứu, ứng dụng Công nghệ Sinh học vào Công nghệ sau thu hoạch tại Việt Nam và trên thế giới. Đồng thời, học viên cũng được cung cấp các kiến thức về các biến đổi sinh lý, hóa sinh bên trong nguyên liệu nông sản, nguyên lý và các phương pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch. Học viên sẽ được cung cấp các kiến thức cập nhật về các ứng dụng của Công nghệ Sinh học trong bảo quản và chế biến các sản phẩm ngủ cốc, rau quả, súc sản và thủy hải sản. Trong học phần này, học viên có cơ hội phân tích , đánh giá nguyên liệu trái cây và thực hành phương pháp chế biến trái cây sấy dẻo, đa dạng hóa sản phẩm.

18

Chất điều hòa sinh trưởng thực vật

3

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản và nâng cao về chất điều hòa sinh trưởng thực vật qua 4 chương: (1) lịch sử quá trình nghiên cứu và phát triển của chất điều hoà sinh trưởng thực vật; (2) Giới thiệu một số phương pháp ly trích, thanh lọc và xác định chất điều hòa trưởng thực vật; (3) Cấu trúc hóa học, sinh tổng hợp và ảnh hưởng sinh lý của các nhóm chất điều hòa sinh trưởng thực vật; (4) Chất điều hòa sinh trưởng và năng suất cây trồng (bao gồm ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến quá trình quang hợp, sinh trưởng, ra hoa kết quả ở thực vật); (5) Vai trò bảo vệ cây trồng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật.

19

Công nghệ sinh học thực phẩm

3

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về Công nghệ Sinh học Thực phẩm, các rủi ro, an toàn trong Công nghệ Sinh học Thực phẩm và các quy định, các kỹ thuật khác nhau liên quan đến Công nghệ Sinh học Thực phẩm; Công nghệ lên men; các vi sinh vật quan trọng trong công nghệ thực phẩm bao gồm vi khuẩn, nấm men, nấm sợi,…và các sản phẩm của chúng.

20

Công nghệ sản xuất nguyên liệu dinh dưỡng

3

Học phần cung cấp cho người học kiến thức công nghệ lên men sản xuất sinh khối và các hợp chất thứ cấp từ vi sinh vật. Học viên sẽ được cung cấp các kiến thức cập nhật về các ứng dụng của công nghệ lên men, công nghệ chiết tách thu hồi sản phẩm sau lên men đề sản xuất một số nhóm sản phẩm sinh học có hoạt tính chức năng từ Peptide-Protein, CarbonhydrateSLipidSProbiotics, vi tảo... Trong học phần này, học viên có cơ hội phân tích thành phần một số sản phẩm Probiotics, Synbiotics dùng cho con người, phân lập, tạo dòng thuần và sản xuất sinh khối vi sinh vật có chức năng Probiotics từ các sản phẩm thương mại làm nguyên liệu để phối chế các sản phẩm Synbiotics, Tribiotics trong phòng thí nghiệm.

21

Công nghệ chế biến rau củ quả

3

Học phần cung cấp cho người học kiến thức tổng quan về tình hình sản xuất, xuất khẩu, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ vào chế biến các sản phẩm rau củ quả tại Việt Nam và trên thế giới. Đồng thời, học viên cũng được cung cấp các kiến thức về phân loại, quá trình phát triển, quá trình chín của nguyên liệu rau củ quả. Học viên sẽ được cung cấp các kiến thức về các quá trình công nghệ cơ bản được sử dụng trong công nghệ chế biến rau củ quả, các công nghệ sản xuất các sản phẩm rau củ quả bán thành phẩm, thành phẩm và công nghệ tận dụng phụ phế phẩm từ công nghiệp chế biến rau củ quả. Trong học phần này, học viên có cơ hội phân tích, đánh giá nguyên liệu trái cây và thực hành phương pháp sản xuất sản phẩm đồ hộp trái cây nhiệt đới ngâm đường cũng như sản xuất rượu vang trái cây có sử dụng enzyme pectinase ở quy mô phòng thí nghiệm.

22

Công nghệ canh tác trong nhà màng

3

Cung cấp kiến thức tổng quát và chuyên sâu về công nghệ nhà kính, nhà màng và các ứng dụng của nhà kính, nhà màng trong sản xuất nông nghiệp. Học phần được thiết kế gồm hai mục chính:

Phần 1. Lý thuyết: gồm 5 chương  (1) Lịch sử ra đời của công nghệ nhà kính, nhà màng; (2) Nguyên lý thiết kế nhà kính, nhà màng; (3) Vai trò của công nghệ thông tin và công nghệ tưới trong các hệ thống nhà kính, nhà màng; (4) Công nghệ sản xuất trong nhà màng; (5) Giới thiệu một số mô hình canh tác phổ biến trong nhà màng trên thế giới và Việt Nam

Phần 2. Thực hành, Chủ đề: Từ kiến thức đã học, học viên tự thiết kế, thi công hoàn thiện và vận hành hoàn chỉnh một mô hình canh tác trong nhà màng (với modul tối thiểu 1m2)  dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Gợi ý chủ đề: Mô hình thuỷ canh, Mô hình rau - cá, Mô hình canh tác đứng.

23

Quản lý dịch hại cây trồng

3

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản và nâng cao về Quản lý dịch hại cây trồng tổng hợp qua 5 chương: (1) Khái niệm, mục tiêu và nhiệm vụ của quản lý cây trồng tổng hợp; (2) Kẻ thù tự nhiên của dịch hại; (3) Cân bằng sinh học và sự tự điều chỉnh của sinh vật trên đồng ruộng; (4) Các biện pháp nông, sinh học trong bảo vệ cây trồng; (5) Sâu bệnh hại và Biện pháp phòng trừ áp dụng cho một số loài cây trồng chính.

24

Chẩn đoán phân tử

3

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cập nhật về các kỹ thuật chẩn đoán phân tử hiện đại và các ứng dụng trong y học, nông nghiệp và thú y. Một số các kỹ thuật cụ thể được trình bày và thảo luận: chỉ thị phân tử, mã vạch DNA, chẩn đoán phân tử bằng protein.

25

Miễn dịch học ứng dụng

3

Học phần sẽ giảng dạy về bối cảnh toàn cầu về các bệnh miễn dịch. Người học sẽ được huấn luyện về tác nhân gây bệnh, các phân tử, tế bào của cơ thể tham gia vào dị ứng và các bệnh miễn dịch khác gồm các sai hỏng trong cơ chế bảo vệ, bệnh tự miễn và cấy ghép. Người học sau khi hoàn thành học phần có thể ứng dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong một số bối cảnh thực tiễn.

26

Công nghệ tế bào gốc

3

Môn học sẽ trình bày các nội dung chính trong nghiên cứu tế bào gốc: khả năng tự làm mới, định danh bề mặt, khả năng biệt hóa thành các loại tế bào khác. Ứng dụng tế bào gốc trong y học: điều trị bệnh, vật liệu tái tạo, thực phẩm, và mỹ phẩm.

27

Công nghệ vật liệu y sinh

3

Nội dung chính của học phần gồm: Tổng quan về vật liệu y sinh; Các loại vật liệu y sinh cơ bản (composit sinh học, nano và hydrogel); Vật liệu y sinh sử dụng trong dẫn truyền thuốc và điều trị ngoài; Đánh giá hoạt tính và khả năng phân hủy sinh học của vật liệu y sinh.

28

Công nghệ sinh học nano

3

Môn học sẽ trình bày các nội dung chính như kiến thức về vật liệu nano và các phần tử sinh học trong Công nghệ Sinh học Nano và các phương pháp điều chế cũng như ứng dụng Công nghệ Sinh học Nano trong thực tiễn. Học viên được thực hành tìm hiểu khả năng kháng khuẩn và khử màu của hạt nano.

29

Công nghệ sinh học dược

3

Học phần này sẽ cung cấp cho học viên kiến thức về các hướng nghiên cứu chính và tiềm năng của CNSH Y dược, các công nghệ nền tảng (công nghệ lên men, công nghệ enzyme, công nghệ gen và công nghệ miễn dịch) và ứng dụng sản xuất một số sản phẩm cụ thể.

30

Công nghệ sinh học vaccine

3

Môn học sẽ trình bày các nội dung chính như: Lịch sử phát triển vaccine, các loại vaccine dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng và ý nghĩa; Giải thích sự đáp ứng miễn dịch khác nhau tạo bởi các loại vaccine khác nhau; Nêu được các các bước căn bản trong quy trình sản xuất vaccine; Vai trò của các tá chất trong việc hỗ trợ vaccine; Phân tích được các bước cơ bản trong quy trình sản xuất vaccine cho sẵn; Vai trò của kháng thể và các sản phẩm ứng dụng thực tiễn của kháng thể; Các bước căn bản trong quy trình sản xuất kháng thể tổng quát.

31

Luận văn

15

Người học thực hiện dự án nghiên cứu để nhằm xây dựng cơ sở khoa học cũng như đề xuất quy trình, các giải pháp công nghệ, một thử nghiệm kiểm tra hiệu quả, một nguyên lý, mô hình mới có tính ứng dụng trong các lĩnh vực thực phẩm, y dược, nông nghiệp. Người học tuân thủ Quy trình thực hiện Luận văn theo đúng qui định.

{/tab}


VIỆN SAU ĐẠI HỌC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
Tuyển sinh
Hotline
Email
028.7101 6869
0936.651 650
v.sdh@vlu.edu.vn   hotrohocvien.sdh@vlu.edu.vn
Cơ sở chính
Phòng A.02.01, Toà nhà A, Lầu 2, 69/68 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh