• (028)7101.68.69
  • 0988.48.68.69
  • Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. Bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Mỹ thuật ứng dụng

Cơ sở giáo dục được cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng tháng 5/2018.

Tên chương trình: Chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành Quản trị Kinh doanh

Chương trình đào tạo được cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng tháng 8/2024.

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

Ngành đào tạo: Quản trị Kinh doanh                 

Mã số: 8340101

Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung

Tên văn bằng tốt nghiệp:

Tiếng Việt: Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh

Tiếng Anh: Master of Business Administration

1. Mục tiêu chương trình đào tạo (PO)

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Quản trị Kinh doanh là chương trình được thiết kế theo 2 hướng Nghiên cứu và Ứng dụng; giúp học viên có kiến thức chuyên sâu và thành thạo kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực quản trị và kinh doanh, vận dụng các kiến thức quản trị kinh doanh để giải quyết hiệu quả các vấn đề của thực tiễn và lý thuyết kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu và xu hướng chuyển đổi số, giúp người học trở thành những nhà quản trị chuyên nghiệp trong các tổ chức/ doanh nghiệp hoặc nhà nghiên cứu, giảng viên trong các tổ chức đào tạo. Đồng thời, học viên có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu ở trình độ bậc cao hơn.

1.2. Mục tiêu cụ thể của CTĐT

Bảng 1: Mục tiêu của CTĐT

Mục tiêu cụ thể (POs)

Nội dung

Học viên tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ QTKD có khả năng:

PO1

Thành thục khả năng vận dụng lý thuyết quản trị kinh doanh hiện đại để giải quyết hiệu quả các vấn đề thực tiễn và lý thuyết trong quản trị và kinh doanh, đặc biệt là bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số.

PO2

Thành thục kỹ năng nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá và phân tích dữ liệu để hỗ trợ việc ra quyết định trong quản trị và kinh doanh.

PO3

Truyền đạt hiệu quả để quản lý và lãnh đạo các tổ chức một cách đạo đức và bền vững; và chủ động phát triển nghề nghiệp.

2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo (PLO)

Bảng 2: Chuẩn đầu ra của CTĐT

PLOs

PIs

KIẾN THỨC

PLO 1: Phân tích và tổng hợp thông tin nhằm đánh giá các cơ hội và xác định vấn đề mà một tổ chức kinh doanh đối mặt.

PI1.1: Tổng hợp và Phân tích thông tin về hoạt động của tổ chức để đánh giá năng lực cạnh tranh của một tổ chức

PI1.2: Tổng hợp và Phân tích thông tin của môi trường bên ngoài để đánh giá cơ hội và thách thức của tổ chức trong bối cảnh hội nhập và chuyển đổi số

PLO 2: Tích hợp các công cụ và mô hình lý thuyết từ nhiều lĩnh vực (vận hành, tài chính, marketing v.v) nhằm đề xuất các phương án hợp lý giải quyết vấn đề kinh doanh trong nhiều bối cảnh khác nhau.

PI2.1: Vận dụng phù hợp các kiến thức và công cụ của lý thuyết quản trị kinh doanh hiện đại để đề xuất phương án giải quyết các vấn đề của tổ chức (đối với hướng ứng dụng).

PI2.2: Áp dụng các lý thuyết và công cụ nghiên cứu trong quản trị kinh doanh để đánh giá, phát hiện và bổ sung giúp hoàn thiện lý thuyết về quản trị kinh doanh (đối với hướng lý thuyết).

KỸ NĂNG

PLO 3: Vận dụng các công cụ nghiên cứu định lượng và định tính nhằm phân tích, đánh giá dữ liệu và thông tin để đưa ra giải pháp hoặc kết quả cho các vấn đề thực tiễn hoặc lý thuyết trong quản lý và kinh doanh một cách khoa học và hiệu quả.

PI3.1: Vận dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích dữ liệu định tính và định lượng trong xác định vấn đề và đề xuất giải pháp đổi mới cho vấn đề kinh doanh và xã hội (đối với hướng ứng dụng).

PI3.2: Vận dụng kỹ năng nghiên cứu định tính và định lượng trong xác định vấn đề và phân tích dữ liệu trong các nghiên cứu lý thuyết trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý (đối với hướng nghiên cứu).

PLO 4: Truyền đạt và lãnh đạo hiệu quả các hoạt động chuyên môn trong nhóm, tổ chức.

PI4.1: Truyền đạt, giao tiếp (nói và viết) chuyên nghiệp và hiệu quả trong các môi trường khác nhau, bao gồm học thuật và kinh doanh.

PI4.2: Vận dụng các lý thuyết và mô hình lãnh đạo trong hoạt động nhóm hiệu quả

NĂNG LỰC TỰ CHỦ VÀ TRÁCH NHIỆM

PLO 5: Thể hiện tư duy khởi nghiệp (Entrepreneurial mindset) và tư duy số (digital thinking) trong các phân tích và quyết định quản lý và kinh doanh.

PI5.1: Chủ động và sáng tạo trong các quyết định đổi mới hay hình thành các kinh doanh mới.

PI5.2: Vận dụng các xu hướng chuyển đổi số trong phân tích, đánh giá và ra quyết định kinh doanh.

PLO 6: Tích hợp các khía cạnh về đạo đức và phát triển bền vững trong phân tích vấn đề các giải pháp quản lý và kinh doanh.giải pháp kinh doanh, hướng đến phát triển bền vững.

PI6.1: Phân biệt các hành vi đạo đức và phi đạo đức trong nghiên cứu và quyết định kinh doanh để hành động một cách chính trực

PI6.2: Xem xét và tôn trọng lợi ích, vai trò của các bên liên quan trong việc phân tích và đề xuất các giải pháp kinh doanh, hướng đến phát triển bền vững.

3. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp

  • Hoàn thành chương trình đào tạo, học viên có thể:
  • Quản lý doanh nghiệp, hoặc các mảng chức năng của một doanh nghiệp như marketing, nhân sự, vận hành, chuỗi cung ứng, chất lượng, dịch vụ khách hàng.
  • Tư vấn cho cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực quản trị và kinh doanh;
  • Tự khởi nghiệp kinh doanh độc lập;
  • Nghiên cứu và giảng dạy tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục và đào tạo.

4. Đối tượng và phương thức tuyển sinh

4.1. Đối tượng tuyển sinh

Đối tượng dự tuyển là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc công dân nước ngoài đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp Đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) các ngành phù hợp; đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực học tập, nghiên cứu.
  • Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (Chi tiết phụ lục I). Trường sẽ tổ chức thi ngoại ngữ cho các ứng viên chưa có chứng chỉ ngoại ngữ theo yêu cầu dự tuyển.
  • Ứng viên dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ Quản trị Kinh doanh bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp Đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt.
  • Chương trình đào tạo sẽ xét tuyển hồ sơ thông qua việc đánh giá bằng cấp, bảng điểm, và kinh nghiệm làm việc thực tế của các đối tượng dự tuyển để xác định các học phần bổ sung kiến thức. Nếu đối tượng dự tuyển đã hoàn tất bất cứ học phần nào trong chương trình đào tạo đại học và/ hoặc có kinh nghiệm làm việc thực tế có liên quan thì sẽ được miễn học phần tương ứng trong Chương trình Bổ sung kiến thức.
  • Sinh viên tốt nghiệp bậc đại học các ngành thuộc khối Kinh doanh và Quản lý của Đại học Văn lang có thể dự tuyển các ngành bậc Thạc sĩ trong Khối Kinh doanh và Quản lý mà không cần phải học Bổ sung kiến thức.

Bảng 3: Các học phần Bồ sung kiến thức

TT

Tên học phần Bổ sung kiến thức

Số tín chỉ

1

Quản trị học

3

2

Kinh tế học đại cương

3

3

Marketing

3

4

Nguyên lý Tài chính

3

 

Tổng số tín chỉ:

12

Hình thức tổ chức các Khoa học BSKT: tự học qua trang E-learning và ôn tập với Giảng viên. HV Hoàn tất các phần đánh giá theo yêu cầu sẽ được nhận chứng nhận hoàn thành các học phần BSKT.

3.2. Đối tượng miễn đầu vào Ngoại ngữ:

  • Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam mà ngôn ngữ sử dụng trong đào tạo là tiếng Anh;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài;
  • Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương B1 khung tham chiếu Châu Âu do các trường và tổ chức được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép cấp đối với 1 trong 6 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nga, Hoa, Đức, Nhật trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày nộp hồ sơ dự thi.

3.3. Phương thức xét tuyển và điều kiện trúng tuyển

  • Thí sinh đủ điều kiện xét tuyển khi thỏa các điều kiện đối với đối tượng dự tuyển đã được các điều kiện nêu ở mục 3.1 đối tượng dự tuyển.
  • Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh đã được thông báo cho từng chuyên ngành, từng trình độ đào tạo, căn cứ trên danh sách thí sinh đạt yêu cầu xét tuyển và căn cứ trên điểm trung bình tích lũy (TBTL) của bảng điểm bậc đại học của thí sinh, Hội đồng tuyển sinh (HĐTS) sẽ quyết định danh sách thí sinh trúng tuyển, theo thứ tự ưu tiên từ thí sinh có điểm TBTL cao nhất.
  • Tr­ường hợp có nhiều ứng viên có cùng điểm TBTL thì xác định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên sau:
  • Thí sinh là nữ hoặc người dân tộc thiểu số ưu tiên theo quy định tại Khoản 4, Điều 16 Nghị định số 48/2009/NĐ-CPngày 19/5/2009 về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới.
  • Người được miễn thi Ngoại ngữ hoặc người có điểm cao hơn của môn Ngoại ngữ.
  • Các qui định khác về Tuyển sinh tuân theo Qui định về tuyển sinh và đào tạo của trường Đại học Văn Lang.

5. Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp

5.1. Quy trình đào tạo

Chương trình học bao gồm 60 tín chỉ thuộc các khối kiến thức cơ sở, khối chuyên ngành và tốt nghiệp; dự kiến được thực hiện từ 18 – 24 tháng, trong đó thời gian học tập trung là 12 tháng (03 học kỳ theo kế hoạch đào tạo chung của trường ĐH Văn Lang), thời gian học viên theo hướng ứng dụng thực tập và làm đề án tốt nghiệp; hoặc thời gian học viên theo hướng nghiên cứu làm luận văn tối thiểu là 06 tháng.

Điều kiện bảo vệ đề án tốt nghiệp (chương trình hướng ứng dụng) và luận văn tốt nghiệp (chương trình hướng nghiên cứu)

  • Hoàn thành toàn bộ Chương trình đào tạo (điểm đạt của mỗi học phần là điểm C trong thang điểm 4, tương đương 5,5 thang điểm 10).
  • Không bị tố cáo theo quy định của pháp luật về nội dung khoa học trong đề án, không vi phạm các qui định về Liêm chính học thuật theo Qui định của trường Đại học Văn lang.
  • Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không trong thời gian bị kỷ luật đình chỉ học tập;

Điều kiện tốt nghiệp

  • Học viên tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị Kinh doanh phải hoàn thành chương trình đào tạo và có điểm trung bình chung các học phần đạt từ 5,5 trở lên (thang điểm 10);
  • Điểm đề án/ luận văn đạt từ 5,5 trở lên;
  • Đã nộp bản đề án/ luận văn có xác nhận của người hướng dẫn và chủ tịch hội đồng về việc đề án/ luận văn đã được chỉnh sửa theo kết luận của hội đồng để lưu trữ tại thư viện.
  • Đã công bố công khai toàn văn đề án trên website của trường.
  • Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (Chi tiết phụ lục I).

Cấp bằng thạc sĩ và bảng điểm

  • Sau khi hoàn thành tất cả các yêu cầu của chương trình đào tạo thì học viên được Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Lang ra quyết định cấp bằng thạc sĩ và bảng điểm.
  • Bảng điểm cấp cho học viên có ghi rõ: ngành, chuyên ngành đào tạo, loại chương trình đào tạo, tên các học phần trong chương trình đào tạo, thời lượng của mỗi học phần, điểm học phần, điểm trung bình chung các học phần, tên đề tài đề án/ luận văn, điểm đề án/ luận văn và danh sách hội đồng đánh giá đề án/ luận văn.

6. Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo

Danh sách các học phần Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh

STT

Tên học phần

Khối lượng (tín chỉ)

Số TC

LT

TH, TL

Phần I:  Kiến thức chung

04

 

 

1

81PHIL6014

Triết học

Philosophy

4

60

0

Phần II: Kiến thức cơ sở ngành

09

 

 

Bắt buộc

09

 

 

2

81RESE6023

Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Business Research Methods

3

45

0

3

81MANA7033

Kinh tế học cho nhà quản lý

Economics for Manager

3

45

0

4

81FINA7053

Kế toán và tài chính cho nhà quản lý

Accounting and Finance for Manager

3

45

0

Phần III: Kiến thức chuyên ngành

32

 

 

Bắt buộc

19

 

 

5

81STRA7063

Quản lý chiến lược và chuyển đổi số

Strategic Management and Digital Transformation

3

45

0

6

81MANA7073

Quản trị Con người và Tổ chức

Managing People and Organization

3

45

0

7

81OPER7113

Quản trị vận hành và chuỗi cung ứng

Operation and Supply Chain Management

3

45

0

8

81LEAD7083

Lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp

Leadership and Governance

3

45

0

9

81BUSI7094

Phân tích kinh doanh

Business Analytics

4

60

0

10

81MARK7103

Chiến lược Marketing trong bối cảnh toàn cầu

Marketing Strategy in the Global context

3

45

0

Định hướng ứng dụng

Tự chọn (Chọn 13 tín chỉ trong nhóm tự chọn sau)

13

 

 

11

81ENTR7093

Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo

Enterpreneurship and Innovations

3

30

30

12

81DEGI7133

Marketing kỹ thuật số

Digital Marketing

3

45

0

13

81CHAN7153

Quản trị sự thay đổi

Change Management

3

45

0

14

81PROJ7163

Quản lý dự án

Project Management

3

45

0

15

81DATA7153

Phân tích dữ liệu lớn

Big Data Analytics

3

30

30

16

81SPEC7173

Chuyên đề tự chọn

Special Study

3

45

0

17

81SEMN7171

Các vấn đề đương đại trong Quản lý Kinh doanh 1

Contemporary issues in Business & Management 1

1

15

0

18

81SEMN7181

Các vấn đề đương đại trong Quản lý Kinh doanh 2

Contemporary issues in Business & Management 2

1

15

0

Định hướng nghiên cứu

Tự chọn (Chọn 05 trong 06 học phần từ 10 đến 17)

13

 

 

19

81ENTR7193

Chuyên đề về Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo

Seminar in Enterpreneurship and Innovations

3

45

0

20

81DIGI7203

Chuyên đề về Marketing kỹ thuật số

Seminar in Digital Marketing

3

45

0

21

81CHAN7213

Chuyên đề về Quản trị sự thay đổi

Seminar in Change Management

3

45

0

22

81PROJ7223

Chuyên đề về Quản lý dự án

Seminar in Project Management

3

45

0

23

81DATA7233

Chuyên đề về Phân tích dữ liệu lớn

Seminar in Big Data Analytics

3

30

30

24

81SPEC7173

Chuyên đề tự chọn

Special Study

3

45

0

25

81SEMN7171

Các vấn đề đương đại trong Quản lý Kinh doanh 1

Contemporary issues in Business & Management 1

1

15

0

26

81SEMN7181

Các vấn đề đương đại trong Quản lý Kinh doanh 2

Contemporary issues in Business & Management 2

1

15

0

Phần IV: Tốt nghiệp

15

 

 

Định hướng ứng dụng

27

81INTE7242

Thực tập tốt nghiệp 1

Internship 1

2

 

84

28

81INTE7254

Thực tập tốt nghiệp 2

Internship 2

4

 

180

29

81GRAD7269

Đề án tốt nghiệp

Final Project

9

 

270

Định hướng nghiên cứu

30

81GRAD73015

Luận văn tốt nghiệp

Thesis

15

 

450

Tổng cộng

60

 

 


Tên chương trình: Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Xây dựng

Trình độ đào tạo: Sau đại học

Ngành đào tạo: Kỹ thuật Xây dựng                               Mã số: 8580201

Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung

Tên văn bằng tốt nghiệp: Thạc sĩ ngành Kỹ thuật Xây dựng

1. Mục tiêu chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Kỹ thuật Xây dựng được xây dựng theo 2 định hướng: Nghiên cứu và Ứng dụng, cụ thể như sau:

  • Chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu cung cấp cho người học cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu của ngành, chuyên ngành trong lĩnh vực kỹ thuật xây dựng và phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để có thể độc lập nghiên cứu, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học, bước đầu có thể hình thành ý tưởng khoa học, khám phá và thử nghiệm kiến thức mới; có khả năng thực hiện công việc ở vị trí nghiên cứu giảng dạy, tư vấn và hoạch định chính sách hoặc các vị trí khác thuộc lĩnh vực ngành, chuyên ngành đào tạo; có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.
  • Chương trình đào tạo theo đinh hướng ứng dụng nhằm bổ sung, cập nhật những kiến thức kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật xây dựng, hoàn thiện năng lực làm việc độc lập, sáng tạo, khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu hiệu quả và tổ chức quản lý thực hiện các công việc phức tạp trong các hoạt động chuyên môn phù hợp với nhu cầu đa dạng của xã hội và điều kiện thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế; đạt yêu cầu tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.  

2. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp

Học viên sau khi tốt nghiệp có đủ trình độ, kỹ năng để thực hiện các nhiệm vụ:

  • Chuyên viên thiết kế sản phẩm, ứng dụng kết quả nghiên cứu, phát hiện và tổ
    chức thực hiện các công việc phức tạp trong hoạt động xây dựng. Chỉ huy trưởng/ Chỉ huy phó công trình xây dựng. Chuyên gia tư vấn thuộc lĩnh vực xây dựng, giám đốc quản lý dự án, quản lý công nghệ -thiết bị, năng suất và an toàn lao động trong xây dựng, tư vấn giám sát thiết kế và/hoặc quản lý chất lượng, kiểm định công trình…
  • Giảng viên/Nghiên cứu viên tại các viện/trường về mảng Kỹ thuật Xây dựng và Quản lý Xây dựng.
  • Cán bộ khoa học chủ chốt trong công tác quản lý, phụ trách kỹ thuật và công nghệ tại các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước. Chủ trì, tham gia các đề tài, dự án KHCN, các nhóm thiết kế, chế tạo và khai thác liên quan đến lĩnh vực Kỹ thuật xây dựng và quản lý xây dựng.

3. Hình thức, thời gian và đối tượng tuyển sinh 

3.1. Đối tượng dự tuyển

Điều kiện dự tuyển: 

  • Người đã tốt nghiệp, hoặc đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp không cần và cần học bổ sung kiến thức với ngành đăng ký dự tuyển. (Theo danh mục bảng 2).
  • Đối với định hướng nghiên cứu, người tham gia dự tuyển phải có hạng tốt nghiệp từ loại khá trở lên hoặc có công bố khoa học có liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu.
  • Thí sinh phải đảm bảo sức khỏe học tập, không trong thời gian thi hành kỷ luật, từ mức cảnh cáo trở nên và không trong thời gian thi hành án hình sự. 

Điều kiện văn bằng: 

Thí sinh cần thỏa mãn một trong những điều kiện sau đây: 

  • Đã tốt nghiệp đại học hoặc đủ điều kiện tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp với ngành đăng ký dự tuyển hoặc đã hoàn thành học bổ sung kiến thức theo quy định. 
  • Trường hợp văn bằng do cơ sở nước ngoài cấp, phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định. 

Bảng 2: Danh các ngành phù hợp với ngành đăng ký đào tạo

Ngành đào tạo

Ngành phù hợp không cần phải bổ sung kiến thức

Mã ngành

Ngành phù hợp cần bổ sung kiến thức

Mã ngành

Các môn học bổ sung kiến thức

Kỹ thuật xây dựng

Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng

7510102

Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ

7520503

Học viên chọn 2 trong 4 học phần:

1.Kết cấu bê tông cốt thép

2.Kết cấu thép

3.Kỹ thuật và tổ chức thi công

4.Nền móng

Công nghệ kỹ thuật xây dựng

7510103

Kiến trúc

7580101

Công nghệ kỹ thuật giao thông

7510104

Kiến trúc cảnh quan

7580102

Kỹ thuật xây dựng

7580201

Kiến trúc nội thất

7580103

Kỹ thuật xây dựng công trình thủy

7580202

Qui hoạch vùng và đô thị

7580105

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

7580205

Kỹ thuật cấp thoát nước

7580213

 

 

Quản lý xây dựng

7580302

Về kinh nghiệm công tác chuyên môn: Không yêu cầu

Các điều kiện khác:

  • Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận.
  • Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Nhà trường

3.2. Điều kiện chứng chỉ Ngoại ngữ

  • Có trong các văn bằng chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương bậc 3 trở lên, theo khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam, hoặc các chúng chỉ tương đương khác, do Bộ Giáo dục và đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển, hoặc đạt yêu cầu trong đánh giá năng lực ngoại ngữ bậc 3 (theo khung năng lực 6 bậc của Bộ Giáo dục và đào tạo, do Trường Đại học Văn Lang tổ chức.
  • Có bằng tốt nghiệp Đại học, Thạc sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định. 
  • Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. 
  • Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên, mà chương trình thực hiện chủ yếu bằng tiếng nước ngoài. 
  • Thí sinh dự tuyển là công dân nước ngoài, nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo thạc sĩ bằng Tiếng Việt phải đạt trình độ Tiếng Việt từ bậc 4 trở lên, theo khung năng lực Tiếng Việt dùng cho người nước ngoài, hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc có trình độ tương đương trở lên mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng Tiếng Việt.  

Bảng 3. Quy định về chứng chỉ ngoại ngữ

TT

Ngôn ngữ

Chứng chỉ/

Văn bằng

Trình độ/ thang điểm đầu vào

Tương đương bậc 3

Trình độ/ thang điểm đầu ra

Tương đương bậc 4

1

Tiếng Anh

TOEFL iBT

30 – 45

46 – 93

CEFR

B1

B2

IELTS

4.0 – 5.0

5.5 – 6.5

Cambridfe Assessment English

B1 Preliminary/ B1 Business Preliminary/ Linguaskill.

Thang điểm: 140 - 159

B1 Preliminary/ B2 Business Preliminary/ Linguaskill.

Thang điểm: 160 - 179

TOEIC

(4 kỹ năng)

Nghe: 275 – 399

Đọc: 275 – 384

Nói: 120 – 159

Viết: 120 – 149

Nghe: 400 – 489

Đọc: 385 – 454

Nói: 160 – 179

Viết: 150 – 179

APTIS

151 – 175

176 – 200

VNU-EPT

226 – 250

251 – 275

2

Tiếng Pháp

CIEP/ Alliance francaise diplomas

TCF: 300 – 399

Văn bằng DELF B1 Diplôme de Langue

TCF: 400 – 499

Văn bằng DELF B2 Diplôme de Langue

3

Tiếng Đức

Goethe - Instiut

Goethe-Zertifikat B1

Goethe-Zertifikat B2

The German TestDaF language certificate

TestDaF Bậc 3

(TDN 3)

TestDaF Bậc 4

(TDN 4)

4

Tiếng Trung Quốc

Hanyu Shuiping Kaoshi (HSK)

HSK Bậc 3

HSK Bậc 4

5

Tiếng Nhật

Japanese Language Proficiency Test

(JLPT)

N4

N3

6

Tiếng Nga

ТРКИ - Тест по русскому языку как иностранному

ТРКИ-1

ТРКИ-2

4.  Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp

4.1. Quy trình đào tạo

Thời gian đào tạo: tối thiểu 24 tháng. Mỗi năm có 3 học kỳ và học kỳ cuối cùng của khóa học, học viên định hướng nghiên cứu sẽ thực hiện một luận văn tốt nghiệp trong vòng 6 tháng, học viên định hướng ứng dụng sẽ thực hiện một đề án tốt nghiệp tối thiểu trong 3 tháng.

4.2. Điều kiện tốt nghiệp

Theo quy chế đào tạo 126/QĐ-ĐHVL của Trường và thông tư 23 /2021/TT-BGDDT của Bộ GD&ĐT.

4.3. Điều kiện bảo luận văn/đề án

Học viên tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Kỹ thuật Xây dựng phải hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định và có điểm trung bình chung các học phần đạt từ 5,5 trở lên. Trong đó, điểm trung bình từng học phần phải đạt 5,5 trở lên (thang điểm 10 theo Quyết định số 878/QĐ-ĐHVL ngày 02/7/2021). 

Có đơn xin bảo vệ và cam đoan danh dự về kết quả nghiên cứu trung thực, đồng thời phải có ý kiến xác nhận của người hướng dẫn luận văn đạt yêu cầu theo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Quyết định số 126/QĐ-ĐHVL ngày 09 tháng 02 năm 2022 về Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ tại Trường Đại học Văn Lang;

Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không trong thời gian bị kỷ luật đình chỉ học tập;

Không bị tố cáo theo quy định của pháp luật về nội dung khoa học trong luận văn/ đề án;

Hoàn thành và nộp bài luận văn đúng thời hạn qui định và đồng thời được người hướng dẫn khoa học đồng ý cho bảo vệ trước hội đồng;

Đối với học viên bảo vệ luận văn/ đề án không đạt yêu cầu, được sửa chữa để bảo vệ lần thứ hai. Thời gian chỉnh sửa luận văn/ đề án để bảo vệ lần thứ hai không quá 3 tháng đối với luận văn và 45 ngày đối với đề án tính từ ngày bảo vệ luận văn lần thứ nhất. Không tổ chức bảo vệ lần ba;

Không bị truy tố theo các qui định của pháp luật về nội dung khoa học trong luận văn;

Hoàn thành việc kiểm tra đạo và và liêm chính học thuật theo quy định của Nhà Trường theo Quyết định số 458/QĐ-ĐHVL ban hành ngày 12 tháng 04 năm 202

4.4. Điều kiện tốt nghiệp

Có trình độ ngoại ngữ đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo trước thời điểm xét tốt nghiệp. 

Trình độ ngoại ngữ chuẩn đầu ra được minh chứng bằng một trong các văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ tương đương Bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài hoặc bằng tốt độ đại học trở lên ngành khác mà chương trình được thực hiện hoàn toàn bằng ngôn ngữ nước ngoài. 

Hoàn thành trách nhiệm của học viên theo quy định của cơ sở đào tạo. 

Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không trong thời gian kỷ luật, đình chỉ học tập. 

Hoàn tất và đạt yêu cầu các học phần trong chương trình đào tạo. 

Không đang trong thời gian chịu kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Không bị khiếu nại, tố cáo, về nội dung khoa học trong luận văn. 

Bảo vệ luận văn/đề án đạt yêu cầu: Nội dung luận văn/đề án phải thể hiện được kiến thức về lý thuyết và thực hành trong lĩnh vực chuyên môn, phương pháp giải quyết vấn đề đã đặt ra trong luận văn/đề án là phù hợp về lý thuyết và đáp ứng yêu cầu thực tế. Các kết quả của luận văn phải chứng tỏ tác giả đã biết vận dụng phương pháp nghiên cứu và những kiến thức trang bị trong quá trình học tập để giải quyết vấn đề của đề tài. 

Đã nộp luận văn/đề án được hội đồng đánh giá đạt yêu cầu trở lên, có xác nhận của người hướng dẫn và chủ tịch hội đồng về việc luận văn/đề án đã được chỉnh sửa theo kết luận của hội đồng, đóng kèm bản sao kết luận của hội đồng đánh giá luận văn/đề án và nhận xét của các phản biện cho Thư viện Trường ĐH Văn Lang để sử dụng làm tài liệu tham khảo tại thư viện và lưu trữ theo quy định. 

Điểm luận văn/đề án là trung bình cộng chiếm chấm của các thành viên hội đồng có buổi đánh giá luận văn theo thang điểm 10.0; được xếp loại đạt khi lớn hơn hoặc bằng 5.5 điểm. 

Học viên được cộng điểm tối đa đến 1.0 điểm theo thang điểm 100 vào điểm chung bình chung của đánh giá luận văn/đề án, nếu là tác giả chính hay tác giả liên hệ của một công bố khoa học, được đăng trên các tạp chí uy tín (theo khoản 5; điều 40 quy chế 126/QĐ- ĐHVL, ngày 09 tháng 02 năm 2022). 

Trong trường hợp luận văn/đề án không đạt yêu cầu, học viên được phép chỉnh sửa và bổ sung, để bảo vệ lần thứ 2, trong phạm vi thời hạn 3 tháng, kể từ ngày bảo vệ luận văn/đề án; không tổ chức bảo vệ luận văn/đề án lần thứ 3. 

Thông tin luận văn/đề án đã công bố công khai trên website của Trường ĐH Văn Lang. 

5. Kế hoạch đào tạo:

Chương trình học được thực hiện trong 24 tháng, cụ thể:

STT

MÃ HP

TÊN HỌC PHẦN

SỐ TC

LT

TT/ĐA

ỨNG DỤNG

NGHIÊN CỨU

 

HK

BB/TC

HK

BB/TC

1

81POLP60013

Triết học nâng cao

3

3

0

1

BB

1

BB

2

71CIEN50173

Động lực học kết cấu và động đất

3

3

0

1

BB

1

BB

3

81CONS60063

Quản lý dự án đầu tư và xây dựng

3

2

1

1

BB

1

BB

4

81CIEN70033

Kết cấu liên hợp

3

2

1

1

TC102

1

TC102

5

81CIEN70043

Kết cấu bê tông cốt thép ứng lực trước

3

2

1

1

TC102

1

TC102

6

71CIEN50083

Phương pháp nghiên cứu khoa học

3

3

0

2

BB

2

BB

7

81CIEN60073

Công nghệ xây dựng và xu thế phát triển

3

3

0

2

BB

1

BB

8

71CIEN50163

Cơ kết cấu nâng cao

3

3

0

2

TC205

2

TC208

9

81CIEN70053

Kết cấu cao tầng và tải trọng ngang

3

2

1

2

TC205

2

TC208

10

71CIEN50113

Sửa chữa và nâng cấp công trình

3

2

1

2

TC205

2

TC208

11

81CONS70103

Quản lý An toàn và môi trường trong xây dựng

3

2

1

2

TC205

2

TC208

12

81CONS70113

Quản lý dự án xây dựng nâng cao

3

3

0

2

TC205

2

TC208

13

71CIEN50153

Phương pháp phần tử hữu hạn trong phân tích kết cấu

3

2

1

3

BB

2

BB

14

71CIEN50183

Kết cấu bê tông cốt thép nâng cao

3

3

0

3

BB

2

BB

15

81CIEN70063

Kết cấu tấm và vỏ

3

3

0

3

TC206

2

TC208

16

81CIEN70073

Quan trắc và biến dạng công trình

3

3

0

3

TC206

2

TC208

17

81CIEN70093

Kiểm định khai thác và thí nghiệm kết cấu công trình

3

2

1

3

TC206

3

TC206

18

81CONS70123

Phân tích định lượng trong quản lý xây dựng

3

3

0

3

TC206

2

TC208

19

81CONS70133

Kinh tế đầu tư xây dựng nâng cao

3

3

0

3

TC206

 

 

20

81CONS70143

Quản lý rủi ro trong xây dựng nâng cao

3

2

1

3

TC206

3

TC206

21

71CIEN50103

Kỹ thuật nền móng nâng cao

3

3

0

4

BB

3

BB

22

71CIEN50123

Kết cấu thép nâng cao

3

3

0

4

BB

3

BB

23

81CIEN60093

Thực tập chuyên ngành

3

0

3

4

BB

3

TC206

24

81CIEN70183

Chuyên đề tự chọn 1

3

0

3

4

TC204

3

TC206

25

81CONS70193

Chuyên đề tự chọn 2

3

0

3

4

TC204

3

TC206

26

81CIEN70173

Ứng dụng tin học trong nghiên cứu

3

0

3

4

TC204

3

BB

27

81CONS70163

Quản lý tài chính trong Doanh nghiệp xây dựng nâng cao

3

2

1

4

TC204

3

TC206

28

81CIEN70209

Đề án tốt nghiệp

9

0

9

5

BB

 

 

29

81CIEN71015

Luận văn tốt nghiệp

15

0

15

 

 

4

BB

Lưu ý:

  • Tổng số các học phần tự chọn định hướng nghiên cứu có số tín chỉ ĐA tối thiểu là 07.
  • Luận văn thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu phải có kết quả công bố ít nhất là một bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học thuộc Danh mục Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước trước khi bảo vệ luận văn.
  • Tổng số các học phần tự chọn định hướng ứng dụng có số tín chỉ TT tối thiểu là 03.

Ghi chú: TC = tín chỉ, LT = lý thuyết, ĐA = đồ án, TT = Thực tập.


Tên chương trình: Chương trình đào tạo ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Ứng dụng
Trình độ đào tạo: Cao học

Ngành đào tạo: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Ứng dụng                Mã số: 8210401

Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung

Tên văn bằng tốt nghiệp: Thạc sĩ

1. Mục tiêu chung chương trình đào tạo

  • Mục tiêu đào tạo theo định hướng nghiên cứu, lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Ứng dụng.
  • Thể hiện được định hướng đào tạo: Mục tiêu đào tao ra nguồn nhân lực có khả năng nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực Lịch sử Mỹ thuật Ứng dụng, có khả năng lãnh đạo nhóm dẫn dắt các hoạt động chuyên ngành thiết kế với tư duy và kỹ năng thiết kế, nghiên cứu các giá trị phục vụ thiết kế.
  • Chương trình hướng đến đào tạo lực lượng sáng tạo luôn có tư duy tích cực ảnh hưởng đến cộng đồng. Người học có khả năng sáng tạo dẫn dắt và truyền cảm hứng cho cộng đồng, có khả năng thích ứng và ý thức không ngừng học tập.

2. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có thể làm ở các vị trí:

  • Các vị trí thiết kế chính, tư vấn thiết kế
  • Tư vấn chiến lược thiết kế
  • Tham gia giảng dạy, đào tạo lĩnh vực thiết kế theo chuyên ngành.
  • Trung tâm Nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng.

3. Phương thức và đối tượng tuyển sinh

  • Kế hoạch tuyển sinh

- Chỉ tiêu tuyển sinh 05 năm đầu: Phương án tuyển sinh ngành đào tạo kèm chỉ tiêu đào tạo dự kiến 10 - 15 học viên khóa đầu tiên và tăng dần từ 20% - 30% học viên cho 4 khóa tiếp theo.

- Thời gian thi tuyển (dự kiến): Một năm 02 đợt, theo quy định chung của Trường Đại học Văn Lang

- Học phí: Năm học 2022 - 2023 là 100 triệu đồng, đóng từng đợt theo quy định chung của nhà trường, và dự kiến tăng 10% sau mỗi năm.

  • Hình thức tuyển sinh dành cho đối tượng tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành đào tạo:

- Điều kiện dự tuyển:

Người đã tốt nghiệp, hoặc đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp với ngành đăng ký dự tuyển.

Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành phù hợp với ngành dự tuyển cần học bổ sung kiến thức theo đúng quy định (các môn bổ sung kiến thức được xác định, dựa trên trên bảng điểm đại học của thí sinh).

Thí sinh phải đảm bảo sức khỏe học tập, không trong thời gian thi hành kỷ luật, từ mức cảnh cáo trở nên và không trong thời gian thi hành án hình sự.

- Điều kiện văn bằng:

Thí sinh cần thỏa mã một trong những điều kiện sau đây:

1. Đã tốt nghiệp đại học hoặc đủ điều kiện tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên), Ngành phù hợp với ngành đăng ký dự tuyển hoặc đãn hoàn thành học bổ sung kiến thức theo quy định.

2. Trường hợp văn bằng do cơ sở nước ngoài cấp, phải thục hiện thủ tục công nhận theo quy định.

Bảng 1: Danh mục các ngành phù hợp với ngành đăng ký đào tạo.

STT

Chuyên ngành ĐT

Ngành không phải bổ sung kiến thức

Ngành phù hợp cần bổ sung kiến thức

Các môn học bổ sung kiến thức

 

Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Ứng dụng

-   Thiết kế công nghiệp

-   Thiết kế đồ họa

-   Thiết kế thời trang

-   Thiết kế Nội thất

-  Thiết kế Mỹ thuật số

-   Lý luận và lịch sử Mỹ thuật

 

 

-   Hội họa

-   Điêu khắc

-   Sư phạm Mỹ thuật

-   Thiết kế Mỹ thuật Sân khấu-Điện ảnh.

-   Gốm Mỹ thuật

-   Thiết kế truyền thông đa phương tiện

-   Lịch sử Design (3TC)

-   Phương pháp luận sáng tạo (3TC)

Điều kiện ngoại ngữ:

Thí sinh dự tuyển cần thỏa mãn một trong những điều kiện sau đây:

1. Có các văn bằng chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương bậc 3 trở lên, theo khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam, hoặc các chứng chỉ tương đương khác, do Bộ Giáo dục và đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển, hoặc đạt yêu cầu trong đánh giá năng lực ngoại ngữ bậc 3 (theo khung năng lực 6 bậc của Bộ Giáo dục và đào tạo, do Trường Đại học Văn Lang tổ chức.

2. Có bằng tốt nghiệp Đại học, Thạc sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định.

3. Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

4. Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên, mà chương trình thực hiện chủ yếu bằng tiếng nước ngoài.

5. Thí sinh dự tuyển là công dân nước ngoài, nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo thạc sĩ bằng Tiếng Việt phải đạt trình độ Tiếng Việt từ bậc 4 trở lên, theo khung năng lực Tiếng Việt dùng cho người nước ngoài, hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc có trình độ tương đương trở lên mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng Tiếng Việt).

  • Hình thức đăng ký dự tuyển

1. Hồ sơ đăng ký dự tuyển (theo mẫu quy định chung của nhà trường).

2. Hình thức đăng ký dự tuyển trực tuyến: Nộp hồ sơ qua webiste: https://tuyensinh.vlu.edu.vn/, sau khi hoàn thành việc đăng ký trực tuyến, thí sinh gửi hồ sơ bản sao y công chứng, về viện sau đại học, chậm nhất vào ngày kết thúc nhận hồ sơ của đợt tuyển sinh.

3. Nộp trực tiếp: Tại viện sau đại học, hoặc gửi qua đường Bưu điện.

4. Quy trình đào tạo điều kiện tốt nghiệp

4.1. Quy trình đào tạo

Chương trình Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Ứng dụng được xây dựng theo hướng nghiên cứu, phần kiến thức chung (trong đó có triết học và tiếng Anh), môn Triết học có thời lượng 03 tín chỉ được quy định tại thông tư 08/2013/TT-BGDĐT ban hành ngày 08 tháng 03 năm 2013.

Riêng đối với môn Anh Văn không tính vào khối lượng chương trình đào tạo, do Hiệu Trưởng Trường ĐH Văn Lang quyết định khối lượng học tập, nhằm hỗ trợ để học viên khi tốt nghiệp phải đạt trình độ bằng, hoặc cao hơn mức quy định (tương đương bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam, theo đúng yêu cầu đề ra của BGD&ĐT).

Phần kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành: 42 tín chỉ

Trong đó:

  • Phần kiến thức cơ sở ngành: 22 TC
  • Nhóm bắt buộc: 13 TC
  • Nhóm tự chọn: 09 TC
  • Phần kiến thức chuyên ngành: 20 TC
  • Nhóm bắt buộc: 11 TC
  • Nhóm tự chọn: 09 TC.

Luận văn thạc sĩ: 15 tín chỉ.

Đề tài luận văn thạc sĩ là một chuyên đề nghiên cứu khoa học cụ thể, trong lĩnh vực Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Ứng dụng, hoặc tự học viên đề xuất, nhưng phải phù hợp với chuyên ngành đào tạo, được cán bộ hướng dẫn đồng ý và được Hội đồng khoa học và đào tạo chấp thuận.

4.2. Điều kiện tốt nghiệp

Có trình độ ngoại ngữ đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo trước thời điểm xét tốt nghiệp.

-  Trình độ ngoại ngữ chuẩn đầu ra được minh chứng bằng một trong các văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ tương đương Bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài hoặc bằng tốt độ đại học trở lên ngành khác mà chương trình được thực hiện hoàn toàn bằng ngôn ngữ nước ngoài.

-   Hoàn thành trách nhiệm của học viên theo quy định của cơ sở đào tạo.

-   Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không trong thời gian kỷ luật, đình chỉ học tập.

-  Hoàn tất và đạt yêu cầu các học phần trong chương trình đào tạo.

-  Không đang trong thời gian chịu kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

-  Không bị khiếu nại, tố cáo, về nội dung khoa học trong luận văn.

-  Bảo vệ luận văn đạt yêu cầu: Nội dung luận văn phải thể hiện được kiến thức về lý thuyết và thực hành trong lĩnh vực chuyên môn, phương pháp giải quyết vấn đề đã đặt ra trong luận văn là phù hợp về lý thuyết và đáp ứng yêu cầu thực tế. Các kết quả của luận văn phải chứng tỏ tác giả đã biết vận dụng phương pháp nghiên cứu và những kiến thức trang bị trong quá trình học tập để giải quyết vấn đề của đề tài.

- Đã nộp luận văn được hội đồng đánh giá đạt yêu cầu trở lên, có xác nhận của người hướng dẫn và chủ tịch hội đồng về việc luận văn đã được chỉnh sửa theo kết luận của hội đồng, đóng kèm bản sao kết luận của hội đồng đánh giá luận văn và nhận xét của các phản biện cho Thư viện Trường ĐH Văn Lang để sử dụng làm tài liệu tham khảo tại thư viện và lưu trữ theo quy định.

- Điểm Luận văn là trung bình cộng chiểm chấm của các thành viên hội đồng có mặt trong buổi đánh giá luận văn theo thang điểm 10.0; được xếp loại đạt khi lớn hơn hoặc bằng 5.5 điểm.

- Học viên được cộng điểm tối đa đến 1.0 điểm theo thang điểm 10.0 vào điểm chung bình chung của đánh giá luận văn, nếu là tác giả chính hay tác giả liên hệ của một công bố khoa học, được đăng trên các tạp chí uy tín (theo khoản 5; điều 40 quy chế 126/QĐ-ĐHVL, ngày 09 tháng 02 năn 2022).

-  Trong trường hợp luận văn không đạt yêu cầu, học viên được phép chỉnh sửa và bổ sung, để bảo vệ lần thứ 2, trong phạm vi thời hạn 3 tháng, kể từ ngày bảo vệ luận văn; không tổ chức bảo vệ luận văn lần thứ 3.

-  Đối với học viên bắt buộc phải có tối thiểu 02 bài báo được công bố trên các tạp chí có mã số ISBN trở lên, 01 chứng nhận trải nghiệm thực tiễn trong hoặc ngoài nước, 02 chứng nhận tham gia hội thảo khoa học, hoặc triển lãm quốc tế phù hợp với chuyên ngành.

- Thông tin Luận văn đã công bố công khai trên website của Trường Đại học Văn Lang.

5. Kế hoạch giảng dạy (lộ trình mẫu)

  • Dự kiến học kỳ 1

học phần

Tên học phần

Số TC bắt buộc

Số TC tự chọn

Tổng số TC

81PHILO6013

Triết học

3

//

3

81REME7023

Phương pháp nghiên cứu khoa học

3

//

2

81CRME7032

Phương pháp luận sáng tạo

2

//

3

81DEHI7053

Lịch sử Design

3

//

3

 

Tổng cộng

11

//

11/11

 

  • Dự kiến học kỳ 2

Mã học phần

Tên học phần

Số TC bắt buộc

Số TC tự chọn

Tổng số TC

81DETH7063

Tư duy thiết kế

3

//

3

81PRTH7173

Cơ sở lý luận đề tài

3

//

3

81TWAH7083

Chuyên đề nghiên cứu lịch sử Mỹ thuật thế giới

 

3

3

81TUTE7093

Lý luận dạy học đại học

 

3

3

81ETCU7103

Văn hóa dân tộc học

 

3

3

81TVCU7113

Lý thuyết văn hóa thị giác

 

3

3

Tổng cộng

6

6/12

12/18

 

  • Dự kiến học kỳ 3

Mã học phần

Tên học phần

Số TC bắt buộc

Số TC tự chọn

Tổng số TC

81TAAV7152

Lý luận Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam

2

 

2

81IAHI7163

Chuyên đề Lịch sử và thẩm mỹ công nghiệp

3

 

3

81ARTS7073

Mỹ thuật học

 

3

3

81ATCR7133

Lý luận và phê bình Mỹ thuật ứng dụng

 

3

3

81SDPR7143

Đồ án thiết kế cộng đồng

 

3

3

81AASA7193

Mỹ thuật ứng dụng Đông Nam Á

 

3

3

81THTE7123

Chuyên đề công nghệ

 

3

3

 

Tổng cộng

5

6/15

11/20

  • Dự kiến học kỳ 4

học phần

Tên học phần

Số TC bắt buộc

Số TC tự chọn

Tổng số TC

81THRE7183

Nghiên cứu chuyên đề

3

 

3

81RMFA7042

Phương pháp nghiên cứu LS Mỹ thuật

2

 

2

81PDTH7233

Chuyên đề phát triển sản phẩm

 

3

3

81AREN7223

Mỹ thuật và môi trường

 

3

3

81SUDE7243

Workshop - Thiết kế bền vững

 

3

3

81DEME7203

Phương pháp luận design

 

3

3

81UEDP7213

Dự án thiết kế trải nghiệm người dùng

 

3

3

Tổng cộng

5

6/15

11/20

  • Dự kiến học kỳ 5 + 6

Mã học phần

Tên học phần

Số TC bắt buộc

Số TC tự chọn

Tổng số TC

81GRTH71515

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

15

 

15

 

Tổng cộng

 

 

15/60

  • Hoàn thành các điều kiện bắt buộc trước khi bảo vệ tốt nghiệp

NHÓM ĐIỀU KIỆN BẮT BUỘC

Hoàn thành bài báo 02 đăng trên tạp chí khoa học

Đạt

Chứng nhận trải nghiệm thực tiễn nước ngoài

Đạt

Chứng nhận tham gia 2 hội thảo khoa học/triễn lãm Quốc tế phù hợp với chuyên ngành

Đạt


Về mức học phí áp dụng đối các Chương trình đào tạo bậc Thạc sĩ với Khoá 13 (đợt tuyển sinh 2024) 

Mức học phí áp dụng chung cho toàn khóa học đối với tất cả các ngành dự tuyển (trừ ngành Mỹ thuật ứng dụng) là 80.000.000 đồng (ghi bằng chữ: Tám mươi triệu đồng) hoặc 1.350.000 đồng/01 tín chỉ (ghi bằng chữ: Một triệu ba trăm năm mươi nghìn đồng/một tín chỉ).

Về mức học phí áp dụng cho toàn khoá học đối với ngành Mỹ thuật ứng dụng là 100.000.000 đồng (ghi bằng chữ: Một trăm triệu đồng) hoặc 1.670.000 đồng/01 tín chỉ (ghi bằng chữ: Một triệu sáu trăm bảy mươi nghìn đồng/một tín chỉ).

Học viên có thể nộp học phí theo đợt được quy định (xem chi tiết ở phần Phụ lục của Mẫu đơn đăng ký học bổng đính kèm bên dưới) hoặc nộp học phí theo số tín chỉ hiện tại đã đăng ký của từng học kỳ. Mức học phí Khoá 13 áp dụng cho học viên chính thức, học viên tham gia chương trình Bồi dưỡng Sau đại học, học viên có kết quả không đạt hoặc muốn cải thiện điểm học phần bất kỳ (trừ học phần luận văn/đề án tốt nghiệp) trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ hoặc sinh viên tham gia chương trình chuyển tiếp Sau đại học.

Nếu không hoàn tất chương trình đúng thời gian đào tạo tiêu chuẩn của chương trình, học viên sẽ phải đóng 5% học phí toàn khóa cho mỗi đợt (06 tháng) gia hạn đào tạo.

Về mức học phí áp dụng đối các Chương trình đào tạo bậc Tiến sĩ ngành Khoa học Môi trường 

Mức học phí toàn khóa: 136.500.000 đồng (ghi bằng chữ: Một trăm ba mươi sáu triệu năm trăm nghìn đồng).

Nghiên cứu sinh nộp học phí theo thông báo của Nhà trường, 02 đợt/năm (xem chi tiết ở phần Phụ lục của Mẫu đơn đăng ký học bổng đính kèm bên dưới). Trường hợp nghiên cứu sinh được gửi đi học một số học phần ở cơ sở đào tạo khác, học phí sẽ được giảm trừ theo mức 1.520.000 đồng/tín chỉ.

Nếu không hoàn tất chương trình đúng thời gian đào tạo tiêu chuẩn của chương trình, nghiên cứu sinh sẽ phải đóng 5% học phí toàn khóa cho mỗi đợt (06 tháng) gia hạn đào tạo.

Các chính sách học bổng Sau đại học

Đối với trường hợp học viên cùng lúc có nhiều chính sách miễn giảm học phí, thì chỉ được chọn một mức chính sách cao nhất để áp dụng.

Chính sách miễn giảm học phí

Giảm 5% học phí cho học viên đóng toàn bộ học phí một lần. Những học viên được nhận học bổng từ 30% trở xuống cũng sẽ được giảm thêm 5% học phí (thực đóng) khi đóng học phí một lần.

Giảm 10% học phí toàn khóa học cho học viên là người dân tộc thiểu số (theo quy định của Nhà nước).

Giảm 10% học phí toàn khóa học cho học viên là con thương/bệnh binh.

Giảm 10% học phí toàn khóa học cho cha/mẹ và con ruột, vợ chồng, anh/chị/em ruột cùng học tại Trường.

Giảm 10% học phí toàn khóa học cho học viên là cựu sinh viên Văn Lang.

Giảm 30% học phí toàn khóa học cho học viên là thương/bệnh binh.

Giảm 30% học phí toàn khóa cho học viên là người khuyết tật (nếu có nguyện vọng).

Lưu ý: Trường hợp cùng thỏa mãn các điều nêu trên, chỉ một chính sách mà học viên được giảm nhiều nhất sẽ được chọn để áp dụng.

Chính sách học bổng đối với học viên các ngành đào tạo trình độ thạc sĩ

Học viên tham gia các chương trình đạo tạo trình độ thạc sĩ có thể nhận được học bổng từ 10 – 100% học phí toàn khóa học, khi đăng ký ứng tuyển học bổng và kèm theo điều kiện cam kết tối thiểu đối với các mức học bổng tương đương (xem chi tiết ở phần Phụ lục của Mẫu đơn đăng ký học bổng đính kèm bên dưới).

Ngoài các chính sách miễn giảm học phí đã nêu trên, học viên nữ, người khuyết tật hoặc người dân tộc thiểu số (theo quy định của Nhà nước) được nhận thêm học bổng tương đương 10% học phí toàn khóa khi tham gia chương trình đào tạo Sau đại học các ngành STEM (*) tại Trường Đại học Văn Lang.

(*) Các ngành STEM bao gồm các ngành Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán, cụ thể: Công nghệ Sinh học, Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Kỹ thuật Môi trường, Kỹ thuật Xây dựng và Kiến trúc.

Chính sách học bổng đối với nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Khoa học môi trường

Nghiên cứu sinh có thể nhận được học bổng từ 30% đến 100% học phí toàn khóa khi đăng ký ứng tuyển học bổng và kèm theo điều kiện cam kết đối với các mức học bổng tương đương. 

Ngoài các chính sách miễn giảm học phí đã nêu tại Mục 3, học viên nữ, người khuyết tật hoặc người dân tộc thiểu số (theo quy định của Nhà nước) được nhận thêm học bổng tương đương 10% học phí toàn khóa khi tham gia chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Khoa học môi trường tại Trường Đại học Văn Lang.

Trường hợp vi phạm các cam kết, một số phương án xử lí tùy theo mức độ như sau:

- Học viên và nghiên cứu sinh sẽ không được nhận học bổng trong đợt đóng học phí tiếp theo;

- Học viên và nghiên cứu sinh phải bồi hoàn lại từ 20% đến 50% học bổng đã được nhận.

Nếu người học không thực hiện việc bồi hoàn học bổng khi vi phạm cam kết thì được xem như chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà trường và chưa được phép nhận bằng thạc sĩ hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ.

Thời gian áp dụng

Các chính sách về học phí, chế độ và chính sách tuyển sinh (nêu trên) được áp dụng cho các đợt tuyển sinh Khoá 13 (từ ngày 01/11/2023 đến ngày 12/06/2024).

Mẫu Đơn Đăng ký học bổng dành cho Chương trình đào tạo Thạc sĩ, Chương trình đào tạo Tiến sĩ (đính kèm Phụ lục mô tả, hướng dẫn chi tiết): Học viên và NCS vui lòng truy cập xem thêm tại đây.


VIỆN SAU ĐẠI HỌC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
Tuyển sinh
Hotline
Email
028.7101 6869
0936.651 650
v.sdh@vlu.edu.vn   hotrohocvien.sdh@vlu.edu.vn
Cơ sở chính
Phòng A.02.01, Toà nhà A, Lầu 2, 69/68 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh