• (028)7101.68.69
  • 0988.48.68.69
  • Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. Bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Kỹ thuật Môi trường

2022

1. Giới thiệu chung Chương trình đào tạo: 

Tên chương trình: Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành 

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ 

Ngành đào tạo: Thạc sĩ Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành 

Mã ngành: 8810103 

Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung 

Thời gian đào tạo: 1.5 năm (18 tháng) 

Tên văn bằng tốt nghiệp: Bằng Thạc sĩ Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành (The Degree of Master in Tourism and Travel Managament) 

Bản mô tả Chương trình đào tạo: link xem chi tiết

 

2. Mục tiêu Chương trình đào tạo: 

Chương trình Thạc sĩ Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành theo định hướng ứng dụng có mục tiêu giúp học viên nắm vững kiến thức lý luận, thực tiễn và các kỹ năng cần thiết để có khả năng đảm nhận hiệu quả công việc tại nhiều vị trí quản lý cấp cao như: cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp kinh doanh Du lịch, các viện nghiên cứu Du lịch trong và ngoài nước; giảng viên tại các hệ thống trường đại học, cao đẳng, trung cấp trong nước và quốc tế; bổ sung một số kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành, phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu để có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành và các ngành gần khác trong 03 đến 05 năm sau khi tốt nghiệp.

 

3. Đối tượng tuyển sinh: 

Người dự tuyển vào chương trình Thạc sĩ Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành của trường Đại học Văn Lang cần thỏa các điều kiện tối thiểu sau:

Có bằng tốt nghiệp đại học đúng ngành: Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành, Du lịch tại các trường đại học trong hoặc ngoài nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.

Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành gần: Quản trị Khách sạn, Quản trị Nhà hàng và Dịch vụ ăn uống, Quản trị kinh doanh, Quản trị sự kiện, Thương mại, Việt Nam học, khối ngành kinh tế. Người dự tuyển phải học và thi đạt yêu cầu các môn bổ sung kiến thức của ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành trước thời điểm xét tuyển.

Chương trình bổ sung kiến thức gồm 04 học phần:

1. Marketing Du lịch

2. Quản trị kinh doanh khách sạn

3. Cơ sở văn hóa Việt Nam

4. Tuyến điểm du lịch

Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành khác với ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành. Người dự tuyển phải học và thi đạt yêu cầu các môn bổ sung kiến thức của ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành trước thời điểm xét tuyển. 

Chương trình bổ sung kiến thức gồm 06 học phần:

1. Marketing Du lịch

2. Quản trị kinh doanh khách sạn

3. Cơ sở văn hóa Việt Nam

4. Tuyến điểm du lịch

5. Nghiệp vụ hướng dẫn

6. Quản trị dịch vụ bổ sung

 

4. Kế hoạch đào tạo (dự kiến): 

TT

Học kỳ

Mã học phần

Tên học phần

Số tín chỉ

Số tiết/giờ

Bắt buộc/tự chọn

ĐK tiên quyết

ĐK học trước

LT

TH

TT

Học kỳ 1

11

 

 

 

 

 

 

1

1

81PHIL6014

Triết học (Philosophy)

4

60

 

 

BB

 

 

2

1

81MODE7104

Quản trị Khách sạn hiện đại (Modern hospitality management)

3

45

 

 

BB

 

 

3

1

81INTE7044

Quản trị nguồn nhân lực quốc tế (International human resource management)

4

60

 

 

BB

 

 

Học kỳ 2

14

 

 

 

 

 

 

4

2

81SUST7034

Phát triển Du lịch bền vững (Sustainable tourism development)

4

60

 

 

BB

 

 

5

2

81DIGI7113

Hệ sinh thái kỹ thuật số trong ngành Du lịch (Digital Ecosystem in the Tourism Industry)

3

45

 

 

BB

 

 

6

3

81RESE7024

Phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu trong kinh doanh Du lịch (Research methodology and data analysis for tourism business)

4

45

15

 

BB

 

 

7

3

81ECON7053

Kinh tế Du lịch (Economics in tourism)

3

45

 

 

BB

 

 

Học kỳ 3

9

 

 

 

 

 

 

8

4

81TRAV7053

Quản trị lữ hành (Travel Management)

3

45

 

 

BB

Không

 

9

4

81TOUR7063

Marketing điểm đến du lịch (Tourism Destination Marketing)

3

45

 

 

BB

Không

 

10

4

81MODE7104

Phân tích và đánh giá xu hướng ngành du lịch (Analyzing and evaluating trends in tourism industry)

3

45

 

 

BB

Không

 

Học kỳ 4

 

9

 

 

 

 

 

 

Chọn 03/08 học phần

6

 

 

 

 

 

 

11

5

81TOUR7113

Quản trị lễ hội và sự kiện du lịch (Tourism Festival and Event Management)

3

45

 

 

TC

Không

 

12

5

81TOUR7123

Quản trị dự án đầu tư du lịch (Administration of Tourism Investment Projects)

3

45

 

 

TC

Không

 

13

5

81FINA7153

Quản lí tài chính và doanh thu du lịch (Finance and revenue management in tourism industry)

3

45

 

 

TC

Không

 

14

5

81EVAL7163

Đánh giá tài nguyên du lịch (Evaluation Methods of Tourism Resources)

3

45

 

 

TC

Không

 

15

5

81EXPL7183

Khai thác di sản văn hóa trong phát triển du lịch (Exploiting Cultural Heritage in Tourism Development)

3

45

 

 

TC

Không

 

16

5

81CULT7193

Văn hóa quản lý và kinh doanh du lịch (Cultural issues in Tourism management and business)

3

45

 

 

TC

Không

 

17

5

81TRAV7053

Quản lý Nhà nước về du lịch (State Management for Tourism)

3

45

 

 

TC

Không

 

18

5

81ANAL7073

Quy hoạch du lịch (Tourism Planning)

3

45

 

 

TC

Không

 

Học kỳ 5

9

 

 

 

 

 

 

19

4

81TOUR7063

Chiến lược phát triển doanh nghiệp du lịch (Development Strategy for Tourism Companies)

3

45

 

 

BB

Không

 

20

6

81INTE7176

Thực tập (Internship)

6

 

 

315

 

 

 

Học kỳ 6

9

 

 

 

 

 

 

21

6

81PROJ7189

Đề án tốt nghiệp (Project)

9

 

 

405

BB

 

 

 

2023

1. Giới thiệu chung Chương trình đào tạo

Tên chương trình: Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành 

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ 

Ngành đào tạo: Thạc sĩ Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành 

Mã ngành: 8810103 

Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung 

Thời gian đào tạo: 1.5 năm (18 tháng) 

Tên văn bằng tốt nghiệp: Bằng Thạc sĩ Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành (The Degree of Master in Tourism and Travel Managament) 

2. Mục tiêu chung 

Chương trình Thạc sĩ Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành theo định hướng ứng dụng có mục tiêu giúp học viên nắm vững kiến thức lý luận, thực tiễn và các kỹ năng cần thiết để có khả năng đảm nhận hiệu quả công việc tại nhiều vị trí quản lý cấp cao như: cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp kinh doanh Du lịch, các viện nghiên cứu Du lịch trong và ngoài nước; giảng viên tại các hệ thống trường đại học, cao đẳng, trung cấp trong nước và quốc tế; bổ sung một số kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành, phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu để có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành và các ngành gần khác trong 03 đến 05 năm sau khi tốt nghiệp.

3. Đối tượng tuyển sinh

Người dự tuyển vào chương trình Thạc sĩ Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành của trường Đại học Văn Lang cần thỏa các điều kiện tối thiểu sau:

Có bằng tốt nghiệp đại học đúng ngành: Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành, Du lịch tại các trường đại học trong hoặc ngoài nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.

Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành gần: Quản trị Khách sạn, Quản trị Nhà hàng và Dịch vụ ăn uống, Quản trị kinh doanh, Quản trị sự kiện, Thương mại, Việt Nam học, khối ngành kinh tế. Người dự tuyển phải học và thi đạt yêu cầu các môn bổ sung kiến thức của ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành trước thời điểm Trường phát giấy báo thi.

Chương trình bổ sung kiến thức gồm 04 học phần:

1. Marketing Du lịch

2. Quản trị kinh doanh khách sạn

3. Cơ sở văn hóa Việt Nam

4. Tuyến điểm du lịch

Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành khác với ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành. Người dự tuyển phải học và thi đạt yêu cầu các môn bổ sung kiến thức của ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành trước thời điểm xét tuyển. 

Chương trình bổ sung kiến thức gồm 05 học phần:

1. Marketing Du lịch;

2. Quản trị kinh doanh khách sạn;

3. Cơ sở văn hóa Việt Nam;

4. Tuyến điểm du lịch;

5. Nghiệp vụ hướng dẫn;

6. Quản trị dịch vụ bổ sung. 

Về thâm niên công tác

Người có bằng tốt nghiệp đại học đúng ngành hoặc phù hợp với ngành đăng ký dự thi, được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học;

Những trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học các ngành gần với ngành đăng ký dự thi, phải có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc chuyên môn thuộc ngành đăng ký dự thi, kể từ khi tốt nghiệp đại học;

Những trường hợp ngành khác còn lại phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm trở lên làm việc trong lĩnh vực chuyên môn thuộc ngành đăng ký dự thi tính; kể từ khi tốt nghiệp đại học (tính từ ngày Hiệu trưởng ký công nhận tốt nghiệp đến ngày đăng ký dự thi); 

Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định;

Có lý lịch rõ ràng;

Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Trường Đại học Văn Lang.

Về ngoại ngữ

Thí sinh có năng lực ngoại ngữ đúng với yêu cầu môn thi ngoại ngữ của cơ sở đào tạo thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ:

  1. Có bằng tốt nghiệp đại học, Thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành; 
  2. Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng;
  3. Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài;
  4. Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ được quy định, hoặc tương đương (bảng dưới) trong thời hạn 02 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi, được cấp bởi một cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoặc công nhận. Thủ trưởng cơ sở đào tạo phải thẩm định và chịu trách nhiệm về tính xác thực của chứng chỉ ngoại ngữ trước khi công nhận tương đương.

4. Nội dung và tổ chức thực hiện CTĐT

4.1. Cấu trúc và kế hoạch thực hiện CTĐT

TT

Phân bổ HK

Mã học phần

Tên học phần (tiếng Việt)

Số tín chỉ

Số giờ

BB/TC

Điều kiện TQ

Học phần

SH

Học phần

HT

Tổng

LT

TH

ĐA

TT

1

1

81PHIL6014

Triết học (Philosophy)

4

 

60

 

 

 

BB

Không

 

 

2

1

81RESE7024

Quản trị Khách sạn hiện đại (Modern hospitality management)

3

 

45

 

 

 

BB

Không

 

 

3

1

81SUST7034

Quản trị nguồn nhân lực quốc tế (International human resource management)

4

 

60

 

 

 

BB

Không

 

 

4

2

81INTE7044

Phát triển Du lịch bền vững (Sustainable tourism development)

4

 

60

 

 

 

BB

Không

 

 

5

2

81TRAV7053

Hệ sinh thái kỹ thuật số trong ngành Du lịch
(Digital Ecosystem in the Tourism Industry)

3

 

45

 

 

 

BB

Không

 

 

6

2

81TOUR7063

Phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu trong kinh doanh Du lịch
(Research methodology and data analysis for tourism business)

4

 

45

15

 

 

BB

Không

 

 

7

2

81ANAL7073

Kinh tế Du lịch (Economics in tourism)

3

 

45

 

 

 

BB

Không

 

 

8

3

81STAT7083

Quản trị lữ hành(Travel Management)

3

 

45

 

 

 

BB

Không

 

 

9

3

81DEVE7093

Marketing điểm đến du lịch(Tourism Destination Marketing)

3

 

45

 

 

 

BB

 

 

 

10

3

81TOUR7103

Phân tích và đánh giá xu hướng ngành du lịch(Analyzing and evaluating trends in tourism industry)

3

 

45 

 

 

 

BB

Không

 

 

 

 

Chọn 03/08 học phần kiến thức chuyên ngành

11

4

81TOUR7113

Quản trị lễ hội và sự kiện du lịch(Tourism Festival and Event Management)

3

 

45

 

 

 

TC

Không

 

 

12

4

81TOUR7123

Quản trị dự án đầu tư du lịch(Administration of Tourism Investment Projects)

3

 

45

 

 

 

TC

Không

 

 

13

4

81DIGI7113

Quản lí tài chính và doanh thu du lịch(Finance and revenue management in tourism industry)

3

 

45

 

 

 

TC

Không

 

 

14

4

81MODE7103

Đánh giá tài nguyên du lịch(Evaluation Methods of Tourism Resources)

3

 

45

 

 

 

TC

Không

 

 

15

4

81FINA7153

Khai thác di sản văn hóa trong phát triển du lịch(Exploiting Cultural Heritage in Tourism Development)

3

 

45

 

 

 

TC

Không

 

 

16

4

81EVAL7163

Văn hóa quản lý và kinh doanh du lịch(Cultural issues in Tourism management and business)

3

 

45

 

 

 

TC

Không

 

 

17

4

81ECON7053

Quản lý Nhà nước về du lịch(State Management for Tourism)

3

 

45

 

 

 

TC

Không

 

 

18

4

81EXPL7183

 

Quy hoạch du lịch(Tourism Planning)

3

 

45

 

 

 

TC

Không

 

 

19

5

81CULT7193

Chiến lược phát triển doanh nghiệp du lịch(Development Strategy for Tourism Companies)

3

 

 

45

 

 

 

 

BB

 

Không

 

 

20

5

81INTE7176

Thực tập (Internship)

6

 

 

315

 

 

BB

Không

 

 

21

6

81PROJ7189

Đề án (Project)

9

 

 

405

 

 

BB

Không

 

 

4.2. Mô tả vắn tắt nội dung các học phần

TT

Tên môn học/học phần

TC

Nội dung

1

Triết học

(Philosophy)

4

Khái lược lịch sử triết học phương Đông, triết học phương Tây và phép biện chứng Duy vật của triết học Mác-Lê Nin và vấn đề xây dựng thế giới quan của con người Việt Nam hiện nay.

2

Phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu trong kinh doanh Du lịch

 4

Giúp cho học viên nắm được các phương pháp cơ bản trong hoạt động nghiên cứu du lịch trên cơ sở hiểu được vai trò, chức năng, bản chất và các bước tiến hành của hoạt động nghiên cứu du lịch. Từ đó hướng dẫn học viên tiếp cận với các phương pháp nghiên cứu cơ bản như thu thập và phân tích tài liệu, điều tra xã hội học và các phương pháp toán học khác. Đồng thời giới thiệu với học viên một số lĩnh vực nghiên cứu trong khoa học du lịch.

3

Phát triển Du lịch bền vững

(Sustainable tourism development)

4

Học phần này học viên được tiếp cận lý thuyết về tính bền vững trong các hoạt động ngành thực phẩm & đồ uống, spa & chăm sóc sức khỏe, tiệc & sự kiện.

Các khái niệm về tính bền vững sẽ được tranh luận và các chiến lược bền vững từ nhiều doanh nghiệp Khách sạn sẽ được phân tích để học viên khám phá những tác động môi trường và xã hội của một bộ phận hoạt động trong kinh doanh Khách sạn, dựa trên 5 nguyên tắc chính được tìm thấy trong ngành Khách sạn ngày nay; khí CO2, nước và năng lượng, chất thải, thực phẩm và đồ uống, phát triển cộng đồng và nhân viên.

4

Quản trị nguồn nhân lực quốc tế

(International human resource management)

4

Trong học phần này, học viên được cung cấp những cách tiếp cận quản trị nguồn nhân lực quốc tế để gia tăng hiệu quả quản trị và thiết lập chiến lược cho doanh nghiệp nói chung và Khách sạn nói riêng. Học phần xây dựng những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho một nhà quản lý trong bối cảnh toàn cầu.

5

Quản lý Nhà nước về du lịch

(State management for tourism)

3

Môn học giúp học viên hệ thống hoá một cách khái quát những khái niệm và vấn đề lý luận liên quan đến quản lý nhà nước về ngành và lãnh thổ, nhấn mạnh quản lý nhà nước về kinh tế và về văn hoá (là hai lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quản lý nhà nước về du lịch); giới thiệu cho học viên những khái niệm liên quan về quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch; đặc điểm quản lý nhà nước về du lịch; nội dung của quản lý nhà nước về du lịch; bộ máy và phân cấp quản lý nhà nước về du lịch; những yêu cầu, nguyên tắc trong quản lý nhà nước về du lịch; và đổi mới quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn tới. 

6

Chiến lược phát triển doanh nghiệp du lịch

(Development strategy for tourism companies) 

3

Học phần giúp học viên xây dựng chiến lược kinh doanh Du lịch cho doanh nghiệp thông qua việc nghiên cứu thị trường, xu hướng phát triển và các mô hình kinh doanh trên thế giới, qua đó có thể tư vấn hoặc trực tiếp xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp trong việc hội nhập khu vực và thế giới. 

7

Quy hoạch du lịch

(Tourism planning)

3

Học phần cung cấp cho người học những hiểu biết về hệ thống cơ sở lý luận về quy hoạch phát triển du lịch, những tiêu chí, nguyên tắc, mô hình qui hoạch du lịch áp dụng cho các loại hình du lịch tại Việt Nam và trên thế giới. Nắm rõ các vấn đề cần cân nhắc trong quy hoạch phát triển du lịch, kết quả quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam theo hướng phát triển bền vững.

8

Quản trị lữ hành

(Travel management)

3

Học phần cung cấp cho người học những hiểu biết cơ bản mối quan hệ giữa hai ngành du lịch và sự kiện, từ đó hiểu được vị trí của sự hợp tác giữa hai ngành này trong sự phát triển riêng của từng ngành, nhất là du lịch. Cung cấp cho người học những hiểu biết về cơ sở lý thuyết và thực tiễn quản trị lễ hội và sự kiện du lịch.

9

Marketing điểm đến du lịch

(Tourism destination marketing)

 

 

Học phần giúp củng cố cho học viên những kiến thức marketing, điểm đến du lịch và marketing điểm đến du lịch; Phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô và môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch, đến hoạt động marketing của điểm đến du lịch; học phần còn đề cập đến những nội dung chính của công tác quản lý điểm đến du lịch, đến hoạt động marketing của một điểm đến du lịch như lựa chọn mục tiêu chiến lược, phân đoạn, lựa chọn thị trường mục tiêu và marketing hỗn hợp cho hoạt động marketing của điểm đến du lịch.

10

Quản trị Khách sạn hiện đại

(Modern hospitality management)

3

Học phần giúp củng cố kiến thức của học viên về các hoạt động kinh doanh Khách sạn; phân tích được các xu hướng phát triển hiện tại và tương lai; đánh giá các tác động từ các bên liên quan đến kinh doanh lưu trú qua đó phát triển chiến lược kinh doanh cho Khách sạn.

11

Khai thác di sản văn hóa trong phát triển du lịch

(Exploiting cultural heritage in tourism development)

3

Học phần đề cập đến các vấn đề cơ bản sau: Các vấn đề lý luận về di sản văn hóa, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể ở Việt Nam, di sản văn hóa và quy hoạch du lịch, quy trình xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa, việc khai thác các di sản văn hóa của thế giới và Việt Nam trong kinh doanh du lịch.

12

Quản trị dự án đầu tư du lịch

(Administration of tourism investment projects)

3

Học phần giúp học viên đánh giá được tầm quan trọng trong việc quản trị dự án và việc đạt các mục tiêu sẽ đảm bảo được lợi ích cho doanh nghiệp và địa phương; cũng như các bên liên quan trong bối cảnh ngành Du lịch đang hội nhập khu vực và thế giới.

13

Hệ sinh thái kỹ thuật số trong ngành Du lịch

(Digital ecosystem in the tourism industry)

3

Học phần này người học có cơ hội được chứng kiến các nỗ lực chuyển đổi số hoá như: quá trình khớp nối một cách có hệ thống về cách truyền thông mạng xã hội và kỹ thuật số tác động đến hành trình trải nghiệm của khách hàng. Qua đó sẽ khám phá cách thức tiếp cận cuộc cách mạng kỹ thuật số phù hợp trong những đòi hỏi trong việc phải phá vỡ các cấu trúc sâu bền vững truyền thống giữa các chức năng như tiếp thị, hoạch định chiến lược, tài chính và nguồn nhân lực để định hình lại mô thức trong việc tối đa hoá việc tạo ra các giá trị.

14

Phân tích và đánh giá xu hướng ngành du lịch

(Analyzing and evaluating trends in tourism industry) 

3

Học phần giúp truyền tải các kiến thức về những xu hướng hiện tại trên thế giới và đặc biệt trong ngành Du lịch. Chuyển đồi số, du lịch thông minh, và quản trị doanh nghiệp là những vấn đề sẽ được đề cập đến trong học phần này. Qua đó giúp học viên có thể tư vấn và xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp của mình cũng như phát triển bản thân.

15

Quản lí tài chính và doanh thu du lịch

(Finance and revenue management in tourism industry)

3

Môn học trang bị cho người học các kiến thức trong việc quản lý doanh thu trong kinh doanh du lịch. Người học được cung cấp các công cụ trong việc đánh giá, đo lường hiệu quả doanh thu, cung cấp các kiến thức về thị trường, lựa chọn các chiến lược định giá sản phẩm phù hợp, phân tích và dự báo doanh thu, từ đó lập được kế hoạch tài chính cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

16

Đánh giá tài nguyên du lịch

(Evaluation methods of tourism resources)

3

Đánh giá tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên Du lịch giúp doanh nghiệp và địa phương định hướng được các chiến lược phát triển Du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu cho các bên liên quan; cũng như định hướng phát triển bền vững trong Du lịch. Các vấn đề trên sẽ được cung cấp cho học viên trong học phần thông qua các tình huống và kiến thức chuyên môn.

17

Thực tập (Internship)

6

Giúp học viên thực hành kỹ năng quản trị thực tế tại doanh nghiệp du lịch; và vận dụng kiến thức chuyên môn ngành học trong quá trình thực tập . Rèn luyện và nâng cao kỹ năng tư duy, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề một cách độc lập và phát huy sở trường của mình trong quá trình làm việc, thực tập tại doanh nghiệp du lịch.

18

Đề án (Dissertation)

9

Giúp học viên hệ thống lại kiến thức, kỹ năng đã được học tại trường, cùng với kinh nghiệm thực tế tại doanh nghiệp; và vận dụng kiến thức chuyên môn ngành học trong luận văn tốt nghiệp một cách có khoa học và sáng tạo. Giúp học viên hình thành ý tưởng về vấn đề nghiên cứu, biết cách tổng hợp và vận dụng lý thuyết để giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tế Kỹ năng. Rèn luyện và nâng cao kỹ năng tư duy, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề một cách độc lập và phát huy sở trường của mình trong công trình nghiên cứu khoa học.

19

Văn hóa quản lý và kinh doanh du lịch

(Cultural issues in tourism management and business)

 

 3

Học phần trang bị cho học viên những kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực văn hoá truyền thống và hiện đại, vai trò của các lĩnh vực văn hoá đó đối với việc hình thành nên văn hoá trong quản lý và kinh doanh du lịch. Những nội dung văn hoá trong các lĩnh vực quản lý và kinh doanh du lịch. Khả năng nhận biết và đánh giá được chất lượng văn hoá trong quản lý và kinh doanh du lịch. 

20

Kinh tế du lịch

(Tourism economy)

Môn học cung cấp cho học viên các khái niệm cơ bản về kinh tế du lịch, các bộ phận cấu thành của ngành du lịch, các vấn đề cơ bản của thị trường du lịch, những biến số kinh tế du lịch cơ bản như đầu tư ngành du lịch, việc và tiêu dùng trong du lịch…Môn học cũng trang bị cho học viên các kiến thức đánh giá tác động qua lại giữa ngành du lịch và nền kinh tế, các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế trong kinh doanh du lịch cũng như các vấn đề trong hội nhập và môi trường.

21

Quản trị lễ hội và sự kiện du lịch

(Tourism festival and event management)

 3

Học phần cung cấp cho người học những hiểu biết cơ bản mối quan hệ giữa hai ngành du lịch và sự kiện, từ đó hiểu được vị trí của sự hợp tác giữa hai ngành này trong sự phát triển riêng của từng ngành, nhất là du lịch. Cung cấp cho người học những hiểu biết về cơ sở lý thuyết và thực tiễn quản trị lễ hội và sự kiện du lịch.


VIỆN SAU ĐẠI HỌC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
Tuyển sinh
Hotline
Email
028.7101 6869
0936.651 650
v.sdh@vlu.edu.vn   hotrohocvien.sdh@vlu.edu.vn
Cơ sở chính
Phòng A.02.01, Toà nhà A, Lầu 2, 69/68 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh